Kiến thức Google Ads
Google Discovery Ads là gì? Hướng dẫn chạy từ A-Z (Cập nhật 2024)
Google Discovery Ads là gì? Đây là chiến dịch quảng cáo mới nhất của Google được ra mắt vào năm 2019. Với chiến dịch này, quảng cáo của bạn sẽ hiển thị trên các nền tảng của Google như YouTube, Gmail và Discover. Năm 2024, Google đã cập nhật bản hướng dẫn sử dụng mới nhất giúp cho người dùng có thể sử dụng hiệu quả chiến dịch quảng cáo. Nhưng bạn đã updated kiến thức mới chưa? Nếu chưa hãy đọc ngay bài viết dưới đây, X3Sales sẽ dướng dẫn cách sử dụng Google Discovery Ads và tận dụng tối đa các tính năng mới nhất của công cụ này để đạt được kết quả tốt nhất trong hoạt động tiếp thị trực tuyến của bạn. Hãy cùng tìm hiểu và khám phá thế giới quảng cáo mới này nhé!
Tất tần tật về Google Discovery Ads
Google Discovery Ads là một chiến dịch quảng cáo mới nhất của Google giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận được đối tượng khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Với tính năng hiển thị trên các nền tảng của Google, định dạng quảng cáo đa dạng và tính năng targeting mạnh mẽ, Google Discovery Ads là một chiến dịch hữu ích để tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trên mạng.
Google Discovery Ads là gì?
Google Discovery là một công cụ quảng cáo của Google được giới thiệu vào năm 2019. Đây là một dạng quảng cáo hiển thị theo hình thức “Khám phá”, giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận được đối tượng khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Google Discovery Ads cho phép bạn hiển thị quảng cáo trên các nền tảng của Google như YouTube, Gmail và Discover. Các quảng cáo khám phá được tạo ra bằng cách sử dụng các định dạng quảng cáo hình ảnh và video để thu hút sự chú ý của khách hàng. Các định dạng quảng cáo này được thiết kế để tạo ra trải nghiệm người dùng tốt nhất, bao gồm các hình ảnh và video hấp dẫn, tiêu đề mô tả và nội dung hấp dẫn.
Với tính năng targeting mạnh mẽ, Google Discovery Ads giúp bạn tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng khi họ đang tìm kiếm các sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự. Bạn có thể tùy chỉnh chiến dịch quảng cáo của mình dựa trên độ tuổi, giới tính, vùng địa lý và các lợi ích khác.
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, các nhà quảng cáo cần tối ưu hóa và theo dõi chiến dịch quảng cáo khám phá của mình. Điều này bao gồm điều chỉnh ngân sách và đối tượng khách hàng, theo dõi hiệu quả quảng cáo, tối ưu hóa nội dung quảng cáo và landing page, sử dụng công cụ Google Analytics để đo lường hiệu quả và cập nhật và tối ưu chiến dịch quảng cáo thường xuyên.
Bên cạnh đó chi phí cho Google Discovery Ads có thể đắt hơn so với các dạng quảng cáo khác của Google. Cho nên bạn cần có kiến thức và kinh nghiệm để tạo và quản lý các chiến dịch quảng cáo trên nền tảng này một cách hiệu quả nhất.
Các hình thức quảng cáo Google Discovery Ads
Google Discovery Ads cho phép người dùng sử dụng hai hình thức quảng cáo phổ biến là:
-
Standard Discovery Ads (bao gồm một hình ảnh)
-
Discovery Carousel Ads (quảng cáo xoay vòng)
Nhờ sự đa dạng của các hình thức này, nhà quảng cáo có thể cung cấp cho Google nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, từ đó thử nghiệm nhiều biến thể quảng cáo khác nhau để mang lại thông điệp phù hợp cho từng nhóm đối tượng khách hàng.
Standard Discovery Ads |
Discovery Carousel Ads |
|
Khái niệm
|
Là một hình thức quảng cáo trong Google Discovery Ads, nó bao gồm một hình ảnh và một tiêu đề và được hiển thị trên các nền tảng của Google như YouTube, Gmail và Discover.
|
Là một hình thức quảng cáo trong Google Discovery Ads, cho phép bạn hiển thị nhiều hình ảnh hoặc video trong cùng một quảng cáo. Khách hàng có thể cuộn qua các hình ảnh và video để xem chi tiết về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
|
Tiêu đề
|
Giới hạn 40 ký tự, cung cấp tối đa 5 tiêu đề
|
Giới hạn 40 ký tự
|
Mô tả
|
Giới hạn 90 ký tự, cung cấp tối đa 5 mô tả
|
Giới hạn 90 ký tự
|
Hình ảnh
|
|
|
Kèm theo lời kêu gọi hành động như “Mua ngay” hay “Nhận giá”
|
Kèm theo lời kêu gọi hành động như “Mua ngay” hay “Nhận giá”
|
|
Khi người dùng nhấp vào quảng cáo, URL sẽ là địa chỉ mà quảng cáo sẽ chuyển hướng đến. Để tăng chất lượng và đạt tỷ lệ chuyển đổi cao, URL nên được đặt tới trang đích (landing page) để cung cấp thông tin rõ ràng về sản phẩm hoặc dịch vụ được quảng cáo.
|
Quảng cáo khám phá hiển thị ở đâu?
Quảng cáo khám phá có thể xuất hiện trên nhiều nền tảng khác nhau, giúp cho thương hiệu tiếp cận được với một đối tượng khách hàng tiềm năng rộng lớn trên toàn cầu. Quảng cáo khám phá hiển thị tại:
-
Google Discover: Đây là nơi mà người dùng có thể khám phá nội dung mới, bao gồm các bài viết, video và sản phẩm của các thương hiệu. Quảng cáo khám phá có thể xuất hiện trên trang Google Discover để tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng.
-
YouTube: Quảng cáo khám phá có thể xuất hiện trên YouTube, bao gồm cả trang chủ, kết quả tìm kiếm và quảng cáo khám phá có thể xuất hiện giữa các video. Đây là một kênh quảng cáo hiệu quả để tiếp cận với đối tượng khách hàng tiềm năng.
-
Gmail: Khi người dùng truy cập vào hộp thư đến của mình trên Gmail, quảng cáo khám phá có thể xuất hiện trong mục “Quảng cáo” của Gmail. Đây là một nơi tiềm năng để tiếp cận với đối tượng khách hàng tiềm năng, đặc biệt là những người sử dụng Gmail thường xuyên.
Hướng dẫn chi tiết cách tạo Google Discovery Ads hiệu quả
Bước 1: Tạo chiến dịch Discovery
Mở tài khoản ads của bạn, tại mục Chiến dịch, chọn dấu (+), tạo chiến dịch mới
Sau khi chọn tạo chiến dịch, ở Mục tiêu chiến dịch nhắn mục tiêu: Chọn Tạo một chiến dịch mà không cần hướng dẫn về mục tiêu
Chọn tiếp chiến dịch Khám Phá và chọn Tiếp tục:
Sau khi chọn chiến dịch Discovery Google sẽ yêu cầu chúng ta chọn mục tiêu chuyển đổi:
Tại đây bạn chọn Tiếp tục (Trước đó bạn phải cài đặt Lượt chuyển đổi cho quảng cáo)
Bạn thêm lần lượt đường link trang web, đặt tên cho chiến dịch. Cuối cùng chọn lại Nút Tiếp tục một lần nữa
Bước 2: Cài đặt chi tiết cho chiến dịch quảng cáo
Ở mục đầu tiên Google sẽ yêu cầu bạn chọn mục tiêu chuyển đổi mà bạn muốn quảng cáo mang lại, tuỳ và mục đích bạn có thể chọn Người Liên hệ, Khách hàng tiềm năng qua cuộc gọi điện thoại hay Đăng ký. (trước đó bạn cần cài đặt chuyển đổi cho tài khoản Google)
Tiếp theo là cài đặt về ngôn ngữ và đặt mức giá thầu cho chiến dịch:
-
Ngôn ngữ: Bạn đặt ngôn ngữ theo vị trí bạn muốn nhắm đến
-
Đặt giá thầu: Google đã mặc định “Chiến lược giá thầu tối ưu hoá chuyển đổi” bạn có thể đặt mức chi phí cho mỗi chuyển đổi bằng cách tích chọn và ô “Đặt chi phí mục tiêu trên mỗi hành động”
-
Ngân sách: Bạn đặt mức ngân sách cho quảng cáo (theo mình mức ngân sách này nên đặt thấp nhất là gấp 2 lần “Chi phí mục tiêu trên mỗi hành động”
Cuối cùng là mục “Chế độ cài đặt khác”
Ở mục này bạn có thể cài đặt thêm về lịch quảng cáo và một số cài đặt khác, tuy nhiên mục này không quá quan trọng bạn có thể bỏ qua hoặc điều chỉnh sau sau setup xong chiến dịch
Cuối cùng bạn chọn Nút “Tiếp” để bắt đầu cài đặt Đối tượng quảng cáo
Bước 3: Cài đặt Nhắm mục tiêu
Tại đây bạn có thể tuỳ chọn quảng cáo sẽ hiển thị với đối tượng khách hàng bạn muốn hướng đến
Để bắt đầu, bạn chọn nút “Tạo đối tượng”
Trong phần Tạo đối tượng, bạn sẽ đặt tên cho các đối tượng bạn đang tạo ở phần Tên đối tượng
Tại đây Google cho bạn 2 tuỳ chọn đối tượng là Phân Khúc tuỳ chỉnh và Dữ liệu của bạn. Mình sẽ hướng dẫn lần lượt cách tạo từng phân khúc.
Phân khúc tuỳ chỉnh mới: Phân khúc này Google sẽ đề xuất quảng cáo của bạn cho đối tượng có mối quan tâm hoặc các đối tượng trước đó đã tìm kiếm từ khoá về sản phẩm
Bạn vẫn bắt đầu bằng cách đặt tên cho phân khúc: Bạn có thể chọn Những người có một trong số các mối quan tâm hoặc ý định mua hàng hoặc Những người đã tìm kiếm theo một trong số các cụm từ này trên Google
Mình sẽ hướng dẫn bạn cách tạo phân khúc Những người đã tìm kiếm theo một trong số các cụm từ này trên Google để nhắm đến đối tượng chính xác và tiết kiệm được mức ngân sách cho quảng cáo hơn so với Những người có một trong số các mối quan tâm hoặc ý định mua hàng)
Khi chọn “Những người đã tìm kiếm theo một trong số các cụm từ này trên Google”: Bạn sẽ bắt đầu nhập các từ khoá mà bạn mong muốn hướng đến => từ đó Google sẽ đề xuất quảng cáo hiển thị cho các Đối tượng đã tìm từ khoá này.
Sau khi hoàn thiện bạn chọn Lưu, vậy là đã hoàn thiện tạo đối tượng tuỳ chỉnh
Dữ liệu của bạn: Quay lại Mục đối tượng mới bạn có thể tạo thêm Phân khúc đối tượng đã từng truy cập web dựa trên dữ liệu của bạn đã ghi nhận bằng cách chọn vào ô “Thêm dữ liệu của bạn hoặc phân khúc tương tự”
Tại đây bạn chọn “Duyệt xem” sau đó là “Khách hàng truy cập web”. Hãy lựa chọn đối tượng truy cập web mà bạn muốn nhắn đến (Lưu ý: Tệp này phải có kích thước hiển thị trên 1.000 để đáp ứng được chiến dịch, bạn nên tạo Dữ liệu ngay từ khi setup tài khoản để ghi nhận lượng dữ liệu lớn, nếu chưa biết cách tạo, bạn có thể xem ở đây)
Sau khi tạo xong phân khúc đối tượng bạn chọn Lưu vậy là đối tượng dựa trên dữ liệu của bạn đã được tạo xong.
Bạn KHÔNG NÊN tích chọn “Sử dụng tính năng nhắm mục tiêu được tối ưu hoá” để không cho Google đề xuất quảng cáo cho các đối tượng ngoài các đối tượng đã tạo
Để hoàn thành bạn chọn “Tiếp” để chuyển sang cài đặt nội dung quảng cáo
Bước 4: Cài đặt nội dung quảng cáo
Tại mục “Tạo quảng cáo” sẽ có lần lượt các mục lớn như:
-
URL cuối cùng: Đây là trang đích mà bạn muốn dẫn tới khi khách hàng truy cập quảng cáo
-
Hình Ảnh: tại đây bạn có thể thêm các hình ảnh sản phẩm: Google đang yêu cầu hình ảnh phải gồm 3 định dạng kích thước lần lượt là “1.91:1”, “1:1”, “4:5”
-
Biểu tượng: tại đây bạn có thể chọn biểu tượng cho thương hiệu
-
Tiêu đề: Bạn có thể thêm tối đa 5 Tiêu đề cho quảng cáo, giới hạn dưới 40 ký tự
-
Dòng mô tả: bạn cũng chỉ có thể thêm tối đa 5 Nội dung mô tả cho quảng cáo tương, giới hạn dưới 90 ký tự
-
Tên Doanh Nghiệp: Bạn sẽ nhập tên doanh nghiệp của bạn tại đây
(Sau khi thêm đầy đủ thông tin cho quảng cáo, Google sẽ hiển thị bản xem trước ở 1/2 màn hình phía bên phải)
Sau đó bạn chọn Tạo Quảng Cáo cuối cùng là Tiếp:
Google sẽ kiểm tra lại quản cáo của bạn 1 lần, nếu đã được thông qua bạn chọn Xuất bản chiến dịch để hoàn thiện setup quảng cáo
Vậy là bạn đã hoàn thiện setup chiến dịch Discovery!
Tối ưu và theo dõi quảng cáo Google Discovery Ads
Để tối ưu và theo dõi quảng cáo Google Discovery Ads, cần thực hiện các bước điều chỉnh ngân sách và đối tượng khách hàng, theo dõi hiệu quả quảng cáo, tối ưu hóa nội dung quảng cáo và landing page, sử dụng công cụ Google Analytics để đo lường hiệu quả và cập nhật và tối ưu chiến dịch quảng cáo thường xuyên.
Điều chỉnh ngân sách và lựa chọn đối tượng khách hàng
Điều chỉnh ngân sách giúp bạn kiểm soát chi phí quảng cáo và đảm bảo rằng chiến dịch quảng cáo của bạn không vượt quá ngân sách được định trước. Bạn có thể điều chỉnh ngân sách hàng ngày hoặc tổng ngân sách cho chiến dịch của mình và theo dõi chi phí quảng cáo để đảm bảo rằng chiến dịch của bạn đang hoạt động hiệu quả.
Lựa chọn đối tượng khách hàng phù hợp cũng là một yếu tố quan trọng để tối ưu hiệu quả của quảng cáo Discovery Ads. Bạn có thể chọn đối tượng khách hàng của mình dựa trên độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý, sở thích và hành vi trực tuyến. Việc lựa chọn đúng đối tượng khách hàng giúp bạn đưa quảng cáo của mình đến những người mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn phù hợp nhất, từ đó tăng khả năng chuyển đổi và tối ưu hiệu quả của chiến dịch.
Theo dõi hiệu quả quảng cáo và đưa ra cải tiến
Để theo dõi hiệu quả của chiến dịch quảng cáo Google Discovery Ads, bạn có thể sử dụng bảng điều khiển quảng cáo của Google để xem các chỉ số như tỷ lệ nhấp chuột (CTR), tỷ lệ chuyển đổi (CR), chi phí quảng cáo (CPC), doanh thu và lợi nhuận. Thông qua các chỉ số này, bạn có thể đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo và xác định những vấn đề cần được cải tiến.
Từ đó, bạn có thể đưa ra các cải tiến để tối ưu hiệu quả chiến dịch quảng cáo của mình. Các cải tiến có thể bao gồm điều chỉnh tiêu đề, mô tả và hình ảnh của quảng cáo để tăng CTR, tối ưu hóa trang đích để tăng CR, điều chỉnh ngân sách để tối ưu chi phí quảng cáo và lựa chọn đối tượng khách hàng phù hợp hơn để tăng khả năng chuyển đổi.
Tối ưu nội dung quảng cáo và landing page
Nội dung quảng cáo và trang đích phải hấp dẫn và thuyết phục để thu hút sự chú ý của người dùng và tăng khả năng chuyển đổi. Nội dung quảng cáo phải tập trung vào lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và phải được viết một cách sáng tạo và đáng chú ý để tạo ra một ấn tượng tốt đầu tiên.
Trang đích cũng phải được thiết kế để giúp người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin và thực hiện hành động mong muốn. Trang đích nên có một tiêu đề hấp dẫn, mô tả chi tiết về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, và một cuộc gọi hành động rõ ràng để khuyến khích người dùng thực hiện hành động, chẳng hạn như “Đăng ký”, “Mua hàng” hoặc “Liên hệ”.
Nếu nội dung quảng cáo và trang đích của bạn không hấp dẫn hoặc không thích hợp, người dùng có thể không tiếp tục tương tác với quảng cáo của bạn, hoặc họ có thể đăng ký hoặc mua hàng ở nơi khác.
Sử dụng công cụ Google Analytics để đo lường hiệu quả
Khi tích hợp Google Analytics với chiến dịch quảng cáo Discovery Ads của bạn, bạn có thể theo dõi các chỉ số như tỷ lệ nhấp chuột (CTR), tỷ lệ chuyển đổi (CR), chi phí quảng cáo (CPC) và doanh thu từ các lượt chuyển đổi. Bằng cách phân tích các chỉ số này, bạn có thể đưa ra các cải tiến để tối ưu hiệu quả chiến dịch quảng cáo của mình.
Cập nhật và tối ưu chiến dịch quảng cáo thường xuyên
Khi bạn cập nhật và tối ưu chiến dịch quảng cáo thường xuyên, bạn có thể cải thiện hiệu quả chiến dịch quảng cáo và đưa sản phẩm hoặc dịch vụ của mình đến với nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Những cải tiến đó có thể bao gồm điều chỉnh tiêu đề, mô tả và hình ảnh của quảng cáo để tăng CTR, tối ưu trang đích để tăng (CR), điều chỉnh ngân sách để tối ưu chi phí quảng cáo và lựa chọn đối tượng khách hàng phù hợp hơn để tăng khả năng chuyển đổi.
So sánh quảng cáo khám phá với quảng cáo hiển thị
Quảng cáo khám phá và Quảng cáo Google hiển thị đều là các loại quảng cáo trực tuyến được sử dụng để tăng doanh số bán hàng và tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, hai loại quảng cáo này có những khác biệt, tùy thuộc vào mục tiêu và ngân sách quảng cáo của bạn, bạn có thể lựa chọn loại quảng cáo phù hợp để tiếp cận với đối tượng khách hàng tiềm năng của mình.
Tiêu chí so sánh
|
Quảng cáo Khám Phá
|
Quảng cáo Hiển Thị
|
Định dạng quảng cáo
|
Sử dụng các định dạng quảng cáo hình ảnh và video để thu hút sự chú ý của khách hàng
|
Thường sử dụng quảng cáo dạng văn bản hoặc hình ảnh
|
Đối tượng khách hàng
|
Nhắm đến đối tượng khách hàng tiềm năng thông qua việc hiển thị quảng cáo trên các nền tảng khám phá của Google như Google Discover, YouTube và Gmail
|
Nhắm đến đối tượng khách hàng thông qua việc hiển thị quảng cáo trên các trang web và ứng dụng của đối tác của Google
|
Hiệu quả quảng cáo
|
Tạo ra hiệu quả quảng cáo cao hơn so với quảng cáo hiển thị vì nó được hiển thị trên các nền tảng khám phá của Google, nơi khách hàng có xu hướng tìm kiếm và khám phá nội dung mới. Điều này tạo ra cơ hội tiếp cận với đối tượng khách hàng tiềm năng một cách tự nhiên hơn.
|
Hiệu quả quảng cáo thấp hơn quảng cáo khám khá do không tiếp cận được đối tượng khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng và hiệu quả như quảng cáo khám phá.
|
Chi phí quảng cáo
|
Chi phí quảng cáo có thể đắt hơn quảng cáo hiển thị vì định dạng quảng cáo này có tính độc đáo và được hiển thị trên các nền tảng khám phá của Google
|
Chi phí quảng cáo thấp hơn quảng cáo khám phá
|
Thời gian hiển thị
|
Có thể xuất hiện nhiều lần và kéo dài trong quá trình khách hàng tìm kiếm thông tin
|
Thường chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn khi khách hàng đang truy cập trang web hoặc ứng dụng
|
Tại sao các doanh nghiệp nên triển khai Google Discovery Ads trong chiến dịch Marketing
Google Discovery Ads là một công cụ quảng cáo mới được Google giới thiệu cho các doanh nghiệp. Đây là một dạng quảng cáo đa nền tảng, cho phép đưa thông điệp của bạn đến với khách hàng tiềm năng trên nhiều kênh khác nhau, bao gồm YouTube, Gmail và Google Discover.
Dưới đây là những lý do tại sao các doanh nghiệp nên triển khai Google Discovery Ads trong chiến dịch marketing của mình:
-
Đối tượng khách hàng tiềm năng rộng lớn: Google Discovery Ads cho phép đưa thông điệp của bạn đến với đối tượng khách hàng tiềm năng rộng lớn trên nhiều nền tảng khác nhau, giúp tăng cơ hội tiếp cận với khách hàng mới.
-
Quảng cáo đa kênh: Google Discovery Ads cho phép bạn quảng cáo trên nhiều kênh khác nhau, bao gồm YouTube, Gmail và Google Discover. Điều này giúp đưa thông điệp của bạn đến với khách hàng tiềm năng trên nhiều nền tảng khác nhau, tăng khả năng tiếp cận với khách hàng mục tiêu.
-
Tính năng tùy chỉnh: Google Discovery Ads cung cấp nhiều tính năng tùy chỉnh để bạn có thể tùy chỉnh quảng cáo theo những yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Bạn có thể tùy chỉnh thông điệp quảng cáo, hình ảnh, âm thanh và nhiều yếu tố khác để đảm bảo quảng cáo hiệu quả nhất.
-
Hiệu quả cao: Google Discovery Ads cho phép bạn đưa thông điệp của mình đến với đối tượng khách hàng tiềm năng phù hợp nhất, giúp tăng khả năng chuyển đổi và tăng doanh số bán hàng.
-
Dễ dàng theo dõi và đo lường: Google Discovery Ads cho phép bạn dễ dàng theo dõi và đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo của mình. Bạn có thể đo lường số lần hiển thị quảng cáo, số lần nhấp chuột và tỷ lệ chuyển đổi để đánh giá hiệu quả của chiến dịch.
Điều quan trọng cần biết về Quảng cáo khám phá của Google
Mặc dù loại quảng cáo này đem lại hiệu quả khá cao cho các doanh nghiệp nhưng bạn cần lưu ý một vài điều quan trọng dưới đây:
-
Quảng cáo khám phá được nhắm mục tiêu theo đối tượng chứ không phải từ khóa. Google mang đến cho bạn cơ hội chọn đối tượng bạn muốn bao gồm tiếp thị lại, chi tiết nhân khẩu học, đối tượng đang cân nhắc mua hàng cũng như đối tượng chung sở thích và mục đích tùy chỉnh.
-
Quảng cáo Google Discovery có cài đặt chiến dịch theo chuyển đổi. Bạn không thể điều chỉnh chiến lược giá thầu thủ công, nhắm mục tiêu theo ngữ cảnh, vị trí, thiết bị, xoay vòng quảng cáo, giới hạn tần suất hoặc phương pháp phân phối.
-
Nguồn cấp dữ liệu Khám phá trong Ứng dụng Google không khả dụng cho người tiêu dùng ở Đức, Úc và Pháp. Vì vậy, nếu bạn định nhắm mục tiêu đến các quốc gia đó, quảng cáo của bạn sẽ bị giới hạn trong nguồn cấp dữ liệu trang chủ YouTube và nguồn cấp dữ liệu Gmail.
Kết luận
Đọc tới đây bạn đã nắm được khái niệm Google Discovery là gì chưa? Để thành công với quảng cáo khám phá, bạn cần đầu tư thời gian và công sức để hiểu rõ về công cụ này. Tìm hiểu đối tượng khách hàng tiềm năng và tùy chỉnh chiến dịch quảng cáo của mình phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Nếu bạn làm tốt, Google Discovery Ads sẽ trở thành một công cụ hữu ích giúp cho bạn đạt được mục tiêu tiếp thị của mình.
Với 4 bước hướng dẫn sử dụng Google Discovery Ads ở trên, bạn có thể bắt đầu tạo và quản lý các chiến dịch quảng cáo trên nền tảng này một cách dễ dàng và hiệu quả. Hãy tận dụng tính năng của công cụ để nâng cao hiệu quả quảng cáo của bạn và tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng.
Để lại bình luận của bạn