Kiến thức Digital Marketing

Marketing là gì? Tại sao các doanh nghiệp phải triển khai

Bạn đang tìm hiểu marketing là gì? Bạn không biết marketing ảnh hưởng như nào tới doanh nghiệp của bạn? Tại sao các doanh nghiệp phải triển khai marketing? Là một người làm trong ngành marketing 5 năm, đã triển khai nhiều dự án lớn nhỏ khác nhau, nếu bạn đang tìm hiểu về lĩnh vực này thì bài viết dưới đây mình sẽ giải đáp cho bạn marketing là gì và lý giải tại sao các doanh nghiệp phải triển khai.

Marketing là gì?

Marketing là gì? Đây là một hoạt động kinh doanh quan trọng dùng để thúc đẩy và quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của một công ty đến khách hàng mục tiêu. Nó bao gồm việc nghiên cứu, phân tích thị trường, xây dựng chiến lược, thiết kế chiến dịch quảng cáo, và thực hiện các hoạt động quảng cáo như quảng cáo truyền hình, truyền thông xã hội, Email marketing, và nhiều hình thức khác để thu hút sự chú ý của khách hàng và tạo ra sự quan tâm đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.
Marketing giúp các doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với khách hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu và tăng doanh số bán hàng. Nó còn giúp các công ty hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó cải thiện sản phẩm hoặc dịch vụ của họ để phù hợp hơn với thị trường.
Marketing có nhiều phương pháp và kỹ thuật khác nhau, và nó luôn thay đổi theo thời gian để thích nghi với sự thay đổi trong xu hướng và công nghệ. Điều này bao gồm cả việc sử dụng các công cụ và kênh trực tuyến như website, mạng xã hội, và tiếp thị trực tuyến để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả hơn.

Tại sao các doanh nghiệp phải triển khai marketing

Marketing đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng hiện có và thu hút khách hàng mới. Ứng dụng Marketing không chỉ mở ra cánh cửa sự nghiệp rộng mở cho bạn trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Marketing là một cầu nối đóng vai trò trung gian giữa thị trường khách hàng và doanh nghiệp, đảm bảo rằng các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng đến thị trường mục tiêu đúng đối tượng.
Một số lợi ích mà Marketing mang lại cho doanh nghiệp có thể được liệt kê như sau:
  • Hiểu rõ khách hàng: Qua các hoạt động Marketing, doanh nghiệp có thể hiểu rõ và xác định đối tượng khách hàng của mình, nhận biết các đặc điểm và khám phá nhu cầu, mong muốn của khách hàng đối với doanh nghiệp
  • Hiểu rõ lĩnh vực kinh doanh: Thực hiện các hoạt động nghiên cứu Marketing, doanh nghiệp có thể hiểu được lĩnh vực kinh doanh và xác định tác động tích cực và tiêu cực của lĩnh vực đối với hoạt động kinh doanh
  • Nhận biết đối thủ cạnh tranh: Các hoạt động nghiên cứu Marketing giúp xác định đối thủ cạnh tranh, nhận biết điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ. Điều này giúp doanh nghiệp xác định các phương hướng hoạt động hiệu quả nhằm tạo lợi thế cạnh tranh
  • Xác định chiến lược Marketing hỗn hợp: Sản phẩm – giá – phân phối – xúc tiến là những yếu tố quan trọng trong chiến lược Marketing. Qua đó, doanh nghiệp mới nhập thị trường hoặc đang hoạt động có thể điều chỉnh thích hợp để tạo lợi thế cạnh tranh
Marketing đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Hiệu quả của chiến dịch Marketing có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của doanh nghiệp.

Hiện nay các mô hình marketing là gì

Mô hình 4Ps – SAVE

Mô hình 4Ps trong Marketing (Product – Sản phẩm; Price – Giá cả; Promotion – Khuyến mại và Place – Địa điểm) đã trở nên quá quen thuộc đối với các marketer trong hàng chục năm qua. Tuy nhiên, với sự thay đổi trong môi trường, hành vi khách hàng và các mô hình kinh doanh mới, các nguyên tắc cổ điển này đang mất dần tính phổ biến.
Đó cũng là lý do SAVE đang được áp dụng rộng rãi trong môi trường kinh doanh ngày nay. Mô hình này chú trọng tới các vấn đề sau:
  • Tập trung vào giải pháp (Solution) thay vì sản phẩm (Product): Rất nhiều tổ chức đang chuyển đổi mô hình kinh doanh của mình từ định hướng sản phẩm sang định hướng dịch vụ và giải pháp. Khách hàng không quan tâm tới sản phẩm, tất cả những gì họ muốn là giải pháp cho những vấn đề mà họ gặp phải. Đó là lí do doanh nghiệp cần tìm tới bạn để giúp họ vượt qua những rắc rối
  • Tập trung vào Khả năng tiếp cận (Access) thay vì Địa điểm (Place): Trước đây, doanh nghiệp thường sở hữu những địa điểm bán hàng khác nhau thì giờ đây, ngày càng nhiều doanh nghiệp hoạt động dựa trên khả năng kết nối internet tốc độ cao 24/7. Đó là lí do địa điểm không còn trở nên quan trọng với khả năng kết nối khách hàng, giúp doanh nghiệp cung cấp mong muốn của khách hàng
  • Tập trung vào Giá trị (Value) thay vì Giá tiền (Price): Nỗi băn khoăn về tiền đang dần xếp sau băn khoăn về giá trị sản phẩm vì thời đại hiện nay, khách hàng sẵn sàng bỏ tiền cho những sản phẩm mang lại những giá trị tương xứng. Đó là lý do bạn cần phải làm nổi bật giá trị của doanh nghiệp, định vị giá trị đóng vai trò cốt lõi khi xây dựng bất kỳ mô hình kinh doanh nào
  • Tập trung cho Giáo dục (Education) thay vì Khuyến mại (Promotion): Doanh nghiệp ngày nay cần cung cấp cho khách hàng hiện tại và đối tượng khách hàng tiềm năng tới những thông tin liên quan tới mối quan tâm của họ. Từ đó tạo được cảm giác thân thuộc và niềm tin trong một khoảng thời gian lâu dài trước khi đưa ra quyết định. Với mô hình SAVE, doanh nghiệp sẽ có một mindset mới trong hoạt động điều phối, đóng vai trò quan trọng bật nhất trong chiến lược kinh doanh các giải pháp, đồng thời trở thành phương thức hữu hiệu trong việc thiết kế mô hình kinh doanh – phù hợp với doanh nghiệp của bạn

Mô hình SWOT

Là mô hình quá phổ biến rồi, chắc mình chẳng cần giải thích nhiều. Với ngành hàng mình đang làm, việc sử dụng SWOT càng trở nên quan trọng và phải sử dụng liên tục. Sử dụng SWOT trong Marketing sẽ đi kèm với đưa ra chiến lược SWOT để kế hoạch Marketing có điểm nhấn và đi đúng mục tiêu. Mình đang làm trong công ty Agency về chạy quảng cáo nên đi theo các chiến lược dưới đây khi triển khai dự án cho khách hàng:
  • Chiến lược S-O: Chiến lược S – O (Strength – Opportunity) là chiến lược sử dụng điểm mạnh để khai thác cơ hội, phục vụ cho hoạt động của nhãn hàng
  • Chiến lược W-O: Chiến lược W-O (Weakness – Opportunity) là chiến lược dùng điểm yếu để khai thác, tạo cơ hội phát triển cho nhãn hàng
  • Chiến lược S-T: Chiến lược S-T (Strength – Threat) là chiến lược sử dụng những điểm mạnh để hạn chế, phòng tránh nguy cơ. Từ đó, giúp hạn chế rủi ro và đảm bảo cho hoạt động của nhãn hàngđược diễn ra ổn định, phát triển
  • Chiến lược W-T: Chiến lược W-T (Weakness – Threat) là chiến lược khắc phục những điểm yếu để hạn chế các rủi ro. Với chiến lược này, nhãn hàng cần phải vừa khắc phục điểm yếu, vừa phải dự đoán rủi ro có thể xảy ra nhằm phòng tránh nguy cơ, gây thiệt hại lớn về tài chính

Mô hình kinh doanh BMC (BUSINESS MODEL CANVAS)

Business Model Canvas là một công cụ thiết kế mô hình kinh doanh được phát triển bởi Alexander Osterwalder và Yves Pigneur. Đây là một bảng vẽ đơn giản giúp mô tả, thiết kế, đánh giá, và thay đổi mô hình kinh doanh của một tổ chức. Thông qua BMC, mình phác thảo được bức tranh kinh doanh tổng quan của doanh nghiệp, từ đó đưa ra được các hoạt động Marketing phù hợp với mỗi mô hình.
  • Customer Segments: Xác định các nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp
  • Value Propositions: Mô tả giá trị mà doanh nghiệp mang lại cho khách hàng
  • Channels: Xác định các kênh mà doanh nghiệp sử dụng để tiếp cận và phục vụ khách hàng
  • Customer Relationships: Mô tả cách doanh nghiệp xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng
  • Revenue Streams: Đặc tả nguồn thu nhập chính của doanh nghiệp
  • Key Resources: Mô tả các nguồn lực quan trọng cần thiết để triển khai mô hình kinh doanh
  • Key Activities: Xác định các hoạt động quan trọng nhất để thực hiện mô hình kinh doanh
  • Key Partnerships: Mô tả các đối tác và mối quan hệ hợp tác quan trọng
  • Cost Structure: Xác định các chi phí chính liên quan đến việc duy trì mô hình kinh doanh

Mô hình PDCA

PDCA là mô hình quen thuộc với rất nhiều người. Với mình, mình sử dụng PDCA nhiều đến nỗi từ công việc nhỏ như đi tắm, gấp chăn, gấp màn cũng theo PDCA.
Mô hình PDCA (Plan-Do-Check-Act), còn được biết đến là “mô hình Deming” hoặc “vòng Deming”, là một quy trình quản lý và cải tiến liên tục được phát triển bởi nhà quản lý chất lượng người Mỹ W. Edwards Deming.
PDCA được ứng dụng trong nhiều ngành nghề, với mình thì mình áp dụng xuyên suốt trong kinh doanh và Marketing.
Các bước trong mô hình PDCA gồm:
  • Plan (Lập kế hoạch): Định rõ mục tiêu và các bước cần thiết để đạt được mục tiêu
  • Do (Thực hiện): Triển khai kế hoạch và thực hiện các hoạt động theo kế hoạch đã đề ra
  • Check (Kiểm tra): Đánh giá và kiểm tra kết quả của các hoạt động thực hiện so với mục tiêu đã đặt ra
  • Act (Hành động): Dựa trên kết quả kiểm tra, đưa ra các biện pháp cần thiết để sửa lỗi, cải thiện quy trình, và đảm bảo rằng mục tiêu được đạt được một cách hiệu quả hơn

Mô hình SMART

Song song với PDCA chắc chắn không thể thiếu mô hình SMART. Áp dụng SMART GOALS giúp mình thiết lập và triển khai các mục tiêu có hiệu quả hơn. Ngay cả những việc khó định lượng nhất trong Marketing, mình cũng đều cố gắng áp dụng SMART.
Việc này ban đầu sẽ rất mất thời gian, vì để hệ thống hoá và đưa ra các SMART Goals cho tất cả các vị trí và công việc Marketing là không dễ dàng. NHƯNG khi đi vào quy trình, kết quả sẽ phát huy rất rõ. Mô hình SMART là mô hình giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hay các chuyên gia Marketing xác định và thiết lập mục tiêu theo 5 tiêu chí:
  • S (Specific – Cụ thể)
  • M (Measurable – Đo lường được)
  • A (Actionable – Khả thi để thực hiện)
  • R (Relevant – Có sự liên quan)
  • T (Time-bound – Có thời hạn rõ ràng)

Kết luận

Trên đây mình đã giải đáp cho các bạn marketing là gì cũng như lý giải tại sao các doanh nghiệp phải triển khai lĩnh vực này. Hy vọng với những chia sẻ của mình sẽ giúp cho các bạn có thêm kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
5/5 - (100 bình chọn)
Xem thêm  Mọi thứ bạn cần biết về quảng cáo Instagram năm 2024

Author

Hòa Hợp

Mình là Hòa Hợp - Hiện tại đang phụ trách Content Marketing tại X3Sales. Với 3 năm kinh nghiệm triển khai nhiều chiến dịch Google Ads. Mình mong rằng những trải nghiệm thực chiến tại X3Sales là kinh nghiệm hữu ích cho độc giả

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhiều người quan tâm
x
Contact Me on Zalo