Kiến thức Google Ads

[DOWNLOAD] Mẫu kế hoạch quảng cáo Google chi tiết 2024

Google Ads là một công cụ marketing quảng bá sản phẩm mạnh mẽ nhất hiện nay. Với nó bạn có thể chạy các chiến dịch chuyển đổi được nhắm mục tiêu cao với chi phí tối ưu. Vì vậy nếu có một chiến lược tốt thì bạn sẽ thúc đẩy doanh số và tiếp cận khách hàng tiềm năng tốt hơn. Nếu bạn là newbie thì nhiều khả năng bạn sẽ bị “toát mồ hôi hột” trong việc lập kế hoạch vì chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy bài viết này X3Sales sẽ hướng dẫn các bạn cách lập mẫu kế hoạch quảng cáo Google đơn giản mà chi tiết nhất.

Mẫu kế hoạch quảng cáo Google Ads

Mẫu kế hoạch quảng cáo Google Ads được thể hiện rõ ràng từng hạng mục, công việc cần phải triển khai. Nếu bạn còn lo lắng không biết lập kế hoạch như thế nào thì tải ngay bên dưới nhé.
Tải mẫu TẠI ĐÂY

Cách tạo một kế hoạch quảng cáo Google

Xác định mục tiêu quảng cáo

Bạn cần xác định việc chạy quảng cáo Google để làm gì, muốn phủ sóng thương hiệu, tăng lượt traffic vào website, tăng doanh thu hay tiếp cận khách hàng tiềm năng. Bạn càng biết rõ mình cần gì thì bạn sẽ nhận được kết quả tốt nhất. từ đó bạn có thể tinh chỉnh nhắm mục tiêu, quảng cáo và nhóm quảng cáo của mình.

Xác định thị trường mục tiêu

Hiểu nhân khẩu học, hành vi, sở thích và điểm yếu của khách hàng mục tiêu. Thông tin này sẽ giúp bạn điều chỉnh thông điệp quảng cáo của mình để thu hút với khán giả và tăng khả năng tương tác. Trước tiên bạn cần xác định tệp khách hàng mà mình muốn hướng tới, bạn cần liệt kê một số thông tin nhân khẩu học về khách hàng như:
  • Họ có phải là người địa phương?
  • Họ là doanh nghiệp, cá nhân hay gia đình?
  • Họ sử dụng thiết bị nào để tìm kiếm thông tin, điện thoại, máy tính hay ipad?
  • Mức độ hiểu biết của họ về sản phẩm là gì?
  • Họ muốn gì ngay bây giờ khi họ đang tìm kiếm bạn?
Ví dụ: Bạn đang kinh doanh dịch vụ nhà hàng, vậy thì khách hàng mục tiêu của bạn sẽ là:
  • Khách hàng là người địa phương
  • Khách hàng có thể đi ăn theo gia đình, bạn bè, công ty,…
  • Khách hàng tìm kiếm thông tin chủ yếu trên điện thoại di động
  • Khách hàng đã biết về nhà hàng từ lâu nhưng chưa bao giờ đến thưởng thức
  • Họ muốn đặt bàn ngay để ăn tối

Chọn hình thức quảng cáo

  • Chiến dịch tìm kiếm: Quảng cáo Google tìm kiếm phù hợp để khách hàng tiềm năng biết đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Với loại quảng cáo này, bạn phải thiết lập mục tiêu (hướng lưu lượng truy cập đến trang web của mình, tăng doanh số bán hàng hoặc tạo cơ hội bán hàng) và bạn sẽ chỉ trả tiền khi có người nhấp chuột
  • Chiến dịch mua sắm: Google Shopping sẽ hiển thị sản phẩm trên thị trường trực tuyến lớn nhất. Bạn sẽ chỉ trả tiền khi người mua nhấp để truy cập trang web của bạn hoặc khi họ nhìn thấy kho hàng tại địa phương
  • Chiến dịch hiển thị: Google Display Network sẽ quảng bá doanh nghiệp của bạn trên các trang tin tức, blog và trang web của Google như Gmail hoặc YouTube
  • Chiến dịch video: Tiếp cận khách hàng tiềm năng của bạn trên YouTube Ads. Bạn sẽ chỉ trả tiền khi ai đó nhìn thấy một trong các quảng cáo của bạn trong ít nhất 30 giây, xem toàn bộ quảng cáo hoặc tương tác với quảng cáo đó, chẳng hạn như nếu họ nhấp vào lời kêu gọi hành động, trên thẻ hoặc trên biểu ngữ miễn phí
  • Chiến dịch ứng dụng toàn cầu (UAC): Nếu bạn muốn quảng cáo app của mình cho iOS hoặc Android trong Google Tìm kiếm, YouTube, Google Play,… thì không cần tìm đâu xa, chiến dịch ứng dụng được tạo cho bạn. Tuy nhiên bạn phải xác định mục tiêu: tăng lượt tải xuống hay hướng người dùng đến một sự kiện trong ứng dụng. Điều quan trọng là bạn phải thiết kế hình ảnh hoặc video về ứng dụng bắt mắt để thu hút sự chú ý của người dùng

Nghiên cứu từ khoá

Từ khóa là một trong những phần quan trọng nhất trong chiến dịch quảng cáo. Chúng là thứ giúp quảng cáo của bạn được sắp xếp thông qua thuật toán của Google. Sử dụng công cụ nghiên cứu từ khoá để nhận thống kê từ khóa hoặc nếu bạn không có ý tưởng. Bạn có thể sử dụng Google Keyword Planner để tìm những từ khoá liên quan, tần suất tìm kiếm hàng tháng và giá thầu cho mỗi từ khoá.
Ví dụ: Khi bạn kinh doanh dịch vụ cho thuê xe du lịch thì có thể chạy quảng cáo với từ khoá chính xác sẽ là phương án tối ưu hơn từ khoá mở rộng. Bạn có thể sử dụng bộ từ khoá sau:
  • Thuê xe du lịch Đà Lạt trọn gói
  • Thuê xe sân bay Liên Khương – Đà Lạt

Nghiên cứu đối thủ

“Biết địch biết ta, trăm trậm trăm thắng”. Khi triển khai chiến dịch bạn phải nghiên cứu đối thủ cạnh tranh đang làm gì, đang làm như thế nào. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của họ. So sánh giữa mình với đối thủ:
  • Mình có cung cấp dịch vụ tốt hơn họ không?
  • Họ có chạy quảng cáo phủ sóng khắp mọi mặt trận không?
  • Họ sử dụng bộ từ khoá nào
  • CTA của họ ra sao, mình có thể tạo CTA rõ ràng hơn, thu hút hơn họ không?
  • Họ có chính sách ưu đãi gì cho khách hàng không?
Khi nghiên cứu đối thủ bạn sẽ hiểu rõ hơn về những gì doanh nghiệp của bạn đang gặp phải và bạn cần thay đổi, tối ưu chiến dịch của mình sao cho phù hợp. Phân tích này sẽ giúp bạn định vị thương hiệu của mình một cách hiệu quả trên thị trường.

Phân bổ ngân sách quảng cáo

CPC Google Ads cho phép bạn đặt chi tiêu quảng cáo dựa trên số lần nhấp, đó là chi phí mặc định mà bạn thấy khi triển khai chiến dịch. Tuy nhiên bạn cần đặt ngân sách quảng cáo hàng ngày phù hợp với nhu cầu kinh doanh, có thể là 200k, 500k/ngày. Bạn có thể theo dõi quảng cáo của mình và điều chỉnh ngân sách tăng – giảm nếu như cảm thấy không hiệu quả.
Xác định ngân sách quảng cáo dựa trên mục tiêu, nguồn lực sẵn có và khả năng cạnh tranh trong ngành. Phân bổ kinh phí cho từng kênh quảng cáo và đảm bảo ngân sách phù hợp với mục tiêu chiến dịch. Với CPC bạn cần có một chút chiến lược, nếu bạn sẵn sàng trả nhiều tiền cho một cú click chuột thì nhiều khả năng bài quảng cáo của bạn sẽ hiển thị cao hơn, nhận được nhiều lưu lượng truy cập hơn. Điểm mấu chốt là bạn cần biết giới hạn ngân sách và căn cứ vào chi tiêu quảng cáo mà phân bổ ngân sách phù hợp.

Đặt lịch quảng cáo

Bạn cần xác định quảng cáo sẽ chạy trong bao lâu trước khi bắt đầu quảng cáo. Sau đó cần tạo dòng thời gian cho các hoạt động quảng cáo, xác định thời điểm mỗi chiến dịch sẽ khởi chạy, thời gian chạy và thời điểm bạn đánh giá hiệu suất của chiến dịch đó. Yếu tố về xu hướng theo mùa, ra mắt sản phẩm và các sự kiện quan trọng có liên quan đến khách hàng tiềm năng hay không.
Ví dụ: Dịp Black Friday sắp diễn ra, bạn cần chạy chiến dịch sale sản phẩm của mình nhân dịp này thông qua Google Ads và nó sẽ phải lên lịch dừng sau khi ngày Black Friday kết thúc.

Giám sát và đo lường hiệu suất

Với Google Ads có nhiều cách để theo dõi và đo lường số liệu chiến dịch. Xác định KPI để đo lường sự thành công của các chiến dịch quảng cáo. Theo dõi các số liệu như tỷ lệ nhấp, tỷ lệ chuyển đổi, số liệu tương tác và ROI. Thường xuyên đánh giá hiệu suất chiến dịch của bạn để xác định các lĩnh vực cần cải thiện.
Để đo lường các số liệu này bạn cần liên kết Google Ads với Google Analytics. Bằng cách này, bạn có thể kiểm tra các biến thể của quảng cáo và tối ưu hóa chúng theo thời gian thực. Bạn cũng có thể theo dõi số liệu kinh doanh.

Kết luận

Như vậy bài viết trên đây X3Sales đã chia sẻ cho các bạn mẫu kế hoạch quảng cáo Google chi tiết. Mẫu kế hoạch này cung cấp cho bạn một khung tương đối và một lộ trình rõ ràng để xác định các mục tiêu, phân tích đối tượng khách hàng và xác định các phương án quảng cáo cụ thể để đạt được kết quả tốt nhất.
5/5 - (100 bình chọn)
Xem thêm  CPM Youtube là gì? Cách tăng CPM Youtube

Author

Hòa Hợp

Mình là Hòa Hợp - Hiện tại đang phụ trách Content Marketing tại X3Sales. Với 3 năm kinh nghiệm triển khai nhiều chiến dịch Google Ads. Mình mong rằng những trải nghiệm thực chiến tại X3Sales là kinh nghiệm hữu ích cho độc giả

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhiều người quan tâm
x
Contact Me on Zalo