Kiến thức SEO
Hướng dẫn chi tiết về SEO Onpage từ A-Z cho newbie
Có lẽ nhiều bạn hiểu sơ qua SEO Onpage là tất cả những việc phải làm để tối ưu các yếu tố TRÊN TRANG WEB. Nhưng cụ thể hơn là tối ưu về cái gì, tối ưu như thế nào thì không phải ai cũng biết. Nếu bạn là newbie đang tìm hiểu về SEO thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu về SEO onpage là gì cũng như cách triển khai kỹ thuật. Mình là Hợp, nhân viên marketing của X3Sales có 5 năm kinh nghiệm. Với tất cả những kiến thức trong suốt quá trình học tập mình sẽ chia sẻ về SEO onpage trong bài viết dưới.
SEO onpage là gì? Tại sao nó lại quan trọng?
SEO onpage là gì?
SEO On-page là quá trình tối ưu hóa nội dung, cấu trúc và yếu tố kỹ thuật trên trang web của bạn để cải thiện vị trí của trang web đó trên các công cụ tìm kiếm. Nó bao gồm các hoạt động như nghiên cứu từ khóa, tối ưu tiêu đề trang, mô tả meta, URL, cấu trúc thẻ, tốc độ tải trang, quản lý cấu trúc nội dung và nhiều yếu tố khác.
Mục tiêu cuối cùng của SEO onpage là cố gắng làm cho công cụ tìm kiếm và người dùng dễ dàng nhất có thể:
-
Hiểu nội dung của trang web
-
Xác định trang đó có liên quan đến một hoặc nhiều truy vấn tìm kiếm
-
Tìm trang đó hữu ích và xứng đáng được xếp hạng tốt trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP)
Tại sao SEO on-page lại quan trọng?
SEO on-page quan trọng vì giúp trang web của bạn có thứ hạng tìm kiếm cao hơn, tăng lưu lượng truy cập vào trang web của bạn và nhiều chuyển đổi hơn. SEO cần có thời gian khoảng 6-8 tháng để tạo ra kết quả, nhưng một khi chiến lược SEO on-page thành công thì nó sẽ giúp thứ hạng và doanh số bán hàng của bạn tăng cao.
So sánh SEO on-page với SEO off-page
SEO trên trang
|
SEO ngoài trang
|
|
Định nghĩa
|
Tối ưu trên trang web
|
Các hoạt động bên ngoài website nhằm nâng cao khả năng hiển thị
|
Tập trung
|
Nội dung, HTML và cấu trúc trang web tổng thể
|
Xây dựng các mối quan hệ bên ngoài, danh tiếng và quyền hạn
|
Các yếu tố chính
|
|
|
Mục tiêu
|
Cung cấp thông tin chất lượng, trải nghiệm người dùng tốt hơn và tối ưu hóa cấu trúc trang web để công cụ tìm kiếm hiểu và xếp hạng trang web của bạn
|
Xây dựng liên kết chất lượng, tăng cường sự nhận diện thương hiệu và tạo sự tin cậy cho trang web của bạn từ các nguồn bên ngoài
|
Tốc độ tải trang
|
Được xem xét để mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn
|
Không phải là yếu tố trực tiếp mà tác động gián tiếp đến hành vi của người dùng
|
Thiết kế thân thiện với thiết bị di động
|
Đảm bảo khả năng đáp ứng cho các thiết bị khác nhau
|
Không phải là trọng tâm trực tiếp nhưng góp phần vào sự hiện diện trực tuyến
|
Liên kết ngược
|
Liên kết nội bộ trong trang web
|
Có được backlinks chất lượng cao bên ngoài
|
Sự hiện diện trên Social Media
|
Không phải là trọng tâm chính nhưng có thể được tích hợp
|
Tích cực tham gia vào phương tiện truyền thông xã hội để quảng bá
|
Tiếp thị nội dung
|
Một phần không thể thiếu của chiến lược trên trang
|
Tạo nội dung có giá trị để quảng bá bên ngoài
|
Lợi ích
|
Giúp cải thiện vị trí trang web trên công cụ tìm kiếm, cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn và tăng khả năng chuyển đổi người dùng thành khách hàng. Bạn có thể kiểm soát và thực hiện các thay đổi trực tiếp trên trang web của mình để tối ưu hóa hiệu quả.
|
Giúp tăng khả năng xếp hạng trang web trên công cụ tìm kiếm thông qua việc xây dựng liên kết chất lượng và tăng cường sự nhận diện thương hiệu từ các nguồn bên ngoài. Nó có thể tạo ra lưu lượng truy cập và tăng cường độ tin cậy của trang web
|
Triển khai kỹ thuật SEO onpage
Cung cấp nội dung chất lượng
Bạn cần luôn ghi nhớ: “Một trang web có nội dung tốt có thể trở nên tốt hơn nhờ SEO!” Vậy thế nào được coi là nội chất lượng? Là nội dung bao gồm các đặc điểm sau:
-
Không sao chép, copy từ các bài viết hiện có trên SERP
-
Một bài viết cần đủ nội dung, hình ảnh và video. Ví dụ: Nếu bạn đăng video lên trang web của mình, hãy thử thêm mô tả văn bản. Nếu bạn thêm hình ảnh, hãy cố gắng mô tả bằng lời nội dung của hình ảnh đó
-
Tạo nội dung hữu ích, isight đúng đối tượng khách hàng tìm kiếm, nội dung mang lại giá trị cho người đọc
-
Nội dung được nghiên cứu kỹ lưỡng, cung cấp đầy đủ thông tin và được cập nhật mới nhất
Ngoài những đặc điểm trên bạn phải đảm bảo nội dung thoả mãn mục đích tìm kiếm. Trước khi xuất bản bất kỳ nội dung nào trên trang web thì bạn cần hiểu nội dung mà người dùng muốn xem cho một truy vấn tìm kiếm. Nếu nội dung không đúng isight khách hàng thì trang web sẽ bị thứ hạng thấp hơn.
Tối ưu tiêu đề trang
Khi các công cụ tìm kiếm truy cập vào các trang của bạn, chúng sẽ kiểm tra thẻ tiêu đề. Bot của Google sẽ đọc nội dung của trang và sau đó dựa trên các yếu tố khác sẽ xếp hạng trang của bạn ở một vị trí phù hợp trên SERP. Mỗi trang sẽ có một tiêu đề duy nhất giúp các công cụ tìm kiếm và người dùng hiểu trang đó nói về cái gì.
Mẹo tối ưu tiêu đề trang đơn giản chỉ là:
-
Ưu tiên đặt từ khoá vào đầu tiêu đề càng tốt
-
Viết tiêu đề ngắn gọn, dưới 70 ký tự
-
Sử dụng số liệu, CTA để thu hút click giúp tăng CTR
-
Không cần đưa tên miền vào tiêu đề vì Google sẽ tự động thêm vào
Tối ưu mô tả Meta
Meta Description được hiển thị trên SERP nó mô tả ngắn gọn nhất tối đa khoảng 160 ký tự. Đây lầ phần tóm tắt về bài viết và thuyết phục người dùng truy cập trang web thay vì chọn đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên bạn cần lưu ý Google không phải lúc nào cũng sử dụng mô tả meta mà họ thường sử dụng tự động khi nó hữu ích cho kết quả tìm kiếm.
Mẹo tối ưu mô tả Meta:
-
Không nên sử dụng mô tả được tạo tự động
-
Thêm từ khoá vào mô tả
Tiêu đề và cấu trúc trang
Một trang cần có outline đầy đủ bao gồm: thẻ H1, H2, H3, H4,… Trong đó các tiêu đề H2, H3 cần lưu ý:
-
Sử dụng tiêu đề theo thứ bậc, tức là thẻ tiêu đề đầu tiên là H1 -> H2 -> H3,…
-
Tiêu đề phụ nên sử dụng từ khoá liên quan
Bên cạnh đó cấu trúc trang cần đáp ứng các yêu cầu sau:
-
Sử dụng chữ in đậm, gạch chân, in nghiêng làm nổi bật những phần quan trọng của trang
-
Sử dụng phông chữ có kích thước phù hợp cho máy tính và thiết bị di động
-
Mỗi headling KHÔNG QUÁ 300 từ và tối đa 5 dòng/đoạn
-
Sử dụng đủ khoảng cách giữa các đoạn văn để làm cho văn bản dễ đọc hơn
-
Sử dụng CSS để tạo các phần nổi bật và chia văn bản thành các phần nhỏ hơn, dễ quản lý
Tối ưu hình ảnh
Hình ảnh rất quan trọng vì nó giúp người đọc không bị mỏi mắt vì nhiều chữ. Để tối ưu hình ảnh ta cần làm như sau:
-
Tối ưu kích thước hình ảnh và dung lượng DƯỚI 100kb
-
Sử dụng thẻ alt để mô tả hình ảnh
-
Đổi tên ảnh trong đó tên chứa từ khoá và được viết không dấu như sau: “huong-dan-ve-seo-onpage”
Tối ưu URL
Có 2 phần là tối ưu URL và cấu trúc URL và cần làm như sau:
-
Link cố định là URL duy nhất của trang
-
URL ngắn gọn và sử dụng dấu gạch nối để ‘-‘ phân tách các phần khác nhau
-
URL thân thiện phải ngắn gọn, mang tính mô tả và bao gồm từ khóa mục tiêu
Đây là một số ví dụ về các URL tốt:
-
https://x3sale.vn/cach-chay-quang-cao-google-ads-5935.html
-
https://x3sale.vn/cach-tao-tai-khoan-google-ads-5580.html
-
https://x3sale.vn/google-keyword-planner-5531.html
Thêm link nội bộ
Internal link là cách tốt nhất giúp:
-
Công cụ tìm kiếm biết về các trang khác của bạn
-
Cách tăng thời gian người dùng dành cho trang web
Cách sử dụng link nội bộ:
-
1 trang KHÔNG QUÁ 15 link nôi bộ
-
Thêm link vào nội dung chính trên trang web
-
Link từ bài viết cũ sang bài viết mới và ngược lại
-
Trang danh mục cần nhiều link nội bộ hơn
-
Sử dụng Google Search Console để hiểu về cấu trúc liên kết link nội bộ
Tối ưu trải nghiệm trang
Google xếp hạng các trang web bằng cách tìm kiếm một số yếu tố khi đánh giá trải nghiệm người dùng trên trang. Báo cáo trải nghiệm trang trong Google Search Console sẽ cho biết liệu có vấn đề gì với điểm số quan trọng về trang web chính hay không.
Những gì bạn nên làm?
-
Đảm bảo trang web thân thiện với thiết bị di động
-
Định dạng nội dung thích hợp cho thiết bị di động
-
Tối ưu hóa menu và điều hướng của bạn cho thiết bị di động
Tối ưu cho EEAT
EEAT là khía cạnh thiết yếu của thuật toán Google giúp xác định website nào sẽ xếp hạng cao hơn dựa trên độ tin cậy và giá trị nội dung cung cấp cho người đọc. EEAT là viết tắt của Kinh nghiệm, Chuyên môn, Thẩm quyền và Độ tin cậy.
XEM NGAY: 60 Checklist EEAT chi tiết từng hạng mục
Kết luận
Bài viết trên đây mình đã giúp các bạn hiểu thêm về SEO onpage là gì cũng như các kiến thức tổng quan. Hãy nhớ rằn SEO không phải là việc làm một lần là xong mà đó là điều bạn nên liên tục cập nhật kiến thức mới. Hy vọng với những chia sẻ của mình sẽ giúp cho các bạn có thêm thông tin triển khai vào dự án.
Nếu các doanh nghiệp cần tìm đơn vị triển khai marketing tổng thể hoặc chạy quảng cáo phủ sóng khắp các nền tảng thì liên hệ ngay với X3Sales để được hỗ trợ nhanh nhất. Chúng tôi có 8 năm kinh nghiệm triển khai nhiều dự án lớn nhỏ chắc chắn sẽ đồng hành cùng quý doanh nghiệp chặng đường phát triển phía trước.
-
Đường dây nóng (Bán hàng): 0947.861.399
-
Hotline (Kỹ thuật): 0949.861.399
-
Thư: Support@x3sale.vn
-
Trụ sở chính: Số 9, ngõ 7 đường Lê Đức Thọ, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Nguồn tài liệu tham khảo:
-
https://www.semrush.com/blog/on-page-seo/
Để lại bình luận của bạn