Kiến thức Digital Marketing
SWOT là gì? Cách sử dụng để phân tích chiến lược marketing
Bạn gặp khó khăn trong quá trình xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp? Bạn quá tập trung vào giải quyết rủi ro nhưng lại quên mất những điểm mạnh mà doanh nghiệp đang có sẵn để tiếp tục phát huy? Bạn cần một công cụ đơn giản nhưng có thể làm nổi bật lên được các khía cạnh quan trọng của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh và marketing? Vậy lúc này bạn cần sử dụng mô hình SWOT áp dụng vào chiến lược marketing. Mình là Hợp, nhân viên marketing của X3Sales có kinh nghiệm trong ngành gần 5 năm. Bài viết dưới đây mình sẽ giải đáp cho bạn SWOT là gì cũng như cách vận dụng vào thực tiễn.
Tìm hiểu về mô hình SWOT là gì?
SWOT là gì? Đây là từ viết tắt của Strengths – Điểm mạnh, Weaknesses – Điểm yếu, Opportunities – Cơ hội và Threats – Thách thức.
-
Strengths (Điểm mạnh): Là những yếu tối bên trong mà doanh doanh nghiệp có lợi thế, như định vị thương hiệu tốt, công nghệ tiên tiến hoặc đội ngũ nhân viên tài năng. Đây là điểm tạo ra lợi thế cạnh tranh, cần được tận dụng hết mức
-
Weakness (Điểm yếu): Là những hạn chế hoặc nhược điểm còn tồn động trong doanh nghiệp, ví dụ như sản phẩm dễ bị sao chép, chi phí sản xuất còn chưa được tối ưu. Điều này thì doanh nghiệp cần cải thiện để tránh ảnh hưởng đến sự cạnh tranh
-
Opportunities (Cơ hội): Là những yếu tố bên ngoài nhưng có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, như thị trường mới, xu hướng tiêu dùng mới hoặc thay đổi chính sách ngành. Tận dụng cơ hội để giúp doanh nghiệp mở rộng và phát triển
-
Threats (Mối đe dọa): Mối đe dọa bao gồm các yếu tố bên ngoài có thể gây nguy hiểm hoặc rủi ro cho doanh nghiệp, ví dụ như cạnh tranh, thay đổi luật pháp hoặc thị trường có biến động. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp đưa ra những chiến lược phù hợp để giảm thiểu tác động tiêu cực
Khi xác định được điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, bạn có thể từ đó mà khai thác rồi phát triển điểm mạnh, đồng thời đưa ra các giải pháp để khắc phục những điểm yếu hiện có.
Bên cạnh các yếu tố bên trong, bạn cần phải đối mặt với các yếu tố bên ngoài bao gồm Cơ hội và Thách thức. Các mối liên kết giữa điểm mạnh của doanh nghiệp và Cơ hội sẽ giúp bạn xác định được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ đó có thể xây dựng chiến lược kinh doanh một cách thật hiệu quả. Ngoài ra, các điểm yếu và thách thức sẽ tạo ra mối liên kết về những rủi ro, những vấn đề doanh nghiệp bạn cần phải đối mặt. Nhờ thấy được những điều này mà bạn sẽ đưa ra được giải pháp nhằm khắc phục phần nào những rủi ro hiện có, đồng thời sẽ cũng sẽ có một số phương án dự phòng nhằm đối mặt với những vấn đề, rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện chiến lược.
Nếu bạn tận dụng tốt thì SWOT có thể giúp ích được rất nhiều cho bạn trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh hoặc marketing cho doanh nghiệp.
Cách sử dụng SWOT để phân tích chiến lược marketing
“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”
Để bắt đầu một quá trình kinh doanh và phát triển thương hiệu thì điều quan trọng là hiểu chính doanh nghiệp mình và phân tích được đối thủ. Do đó, SWOT là mô hình phổ biến trong chiến lược marketing của nhiều doanh nghiệp. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn cách sử dụng SWOT để phân tích hoạt động kinh doanh trong chiến lược marketing.
Bước 1: Xác định điểm mạnh
Xem xét sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Tìm ra điểm cho thấy sản phẩm/dịch vụ của bạn tốt hơn hoặc đặc biệt hơn so với các đối thủ ở thời điểm hiện tại.
Ví dụ: Bạn nhận được nhiều đánh giá tốt từ khách hàng, sản phẩm của bạn gia nhập thị trường sớm hơn, có tên tuổi lâu đời hơn so với đối thủ, sản phẩm của bạn làm từ nguyên vật liệu chất lượng hơn, dịch vụ của bạn có nhiều ưu đãi dành cho khách hàng hơn,…
Bước 2: Xác định điểm yếu
Đây là bước mà bạn cần phải nghiêm túc và trung thực trong quá trình phân tích. Mặc dù việc xác định điểm yếu không phải là điều dễ dàng, tuy nhiên bạn cần phải cố gắng tìm ra được nguyên nhân khiến doanh nghiệp của mình đang gặp các vấn đề khó khăn trong thời điểm hiện tại hoặc những điều khiến các phòng ban không thể đạt được KPI đề ra.
Ví dụ: Nguồn hàng không ổn định, khách hàng phàn nàn nhiều về dịch vụ khách hàng, KPI chưa phù hợp, content chưa tiếp cận được khách hàng tiềm năng,…
Bước 3: Xác định cơ hội
Sau khi xác định được điểm mạnh và điểm yếu, bạn cần xem xét thêm cơ hội của doanh nghiệp. Cơ hội là điều gì đang xảy ra ngay bây giờ trong nội bộ doanh nghiệp của bạn hoặc môi trường bên ngoài có thể cho phép bạn phát triển thêm khách hàng và xây dựng doanh số bán hàng? Với những điểm mạnh hiện có thì doanh nghiệp của bạn có thể làm được gì?
Ví dụ: Hiện tại doanh nghiệp bạn có nhiều nhân viên mới, đáp ứng được nguồn lực để có thể phát triển thêm một sản phẩm để tiến vào thị trường mới mà doanh nghiệp đã lên ý tưởng từ trước nhưng chưa thể thực hiện.
Bước 4: Xác định thách thức
Bước cuối cùng bạn sẽ phải làm đó là xác định những thách thức mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt. Bên cạnh đó là những mối đe dọa có thể ảnh hưởng đến chiến lược marketing, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Ví dụ: Khách hàng cũ có đang thay đổi nhu cầu và hành vi hay không? Có thêm đối thủ mới nào đang gia nhập thị trường hay không? Đặc biệt là phải quan tâm đến quy mô và tốc độ gia nhập thị trường của các đối thủ mới.
Tại sao doanh nghiệp cần phân tích mô hình SWOT
Việc tiến hành phân tích theo mô hình SWOT giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn về chiến lược của bạn và vị thế của chiến lược đó ở thời điểm hiện tại. Đây là cơ hội duy nhất để có được cái nhìn sâu sắc hơn về chiến lược hay doanh nghiệp của bạn hoạt động.
Một lợi ích khác của mô hình SWOT là giúp doanh nghiệp hay marketer đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu tiềm ẩn của một chiến dịch, một dự án hay thậm chí là cả công ty của bạn. Từ đó giúp họ dễ dàng xây dựng điểm mạnh, cải thiện điểm yếu bên trong và chống lại các mối đe dọa bên ngoài.
Nhờ việc phân tích mô hình SWOT và nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức mà chiến lược, dự án hay doanh nghiệp của bạn đang đối mặt, bạn có thể tìm ra được các giải pháp tiềm năng. Điều này sẽ giúp ích trong việc lên kế hoạch ngân sách, xác định nhu cầu tuyển dụng và lập ra các chiến lược khác.
Lưu ý khi áp dụng mô hình SWOT
SWOT là một phương pháp mang tính chủ quan. Tất cả những phân tích của bạn là ở hiện tại và bạn là người đang xác định tất cả các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài mà doanh nghiệp bạn đang gặp phải. Không có bất máy móc hay công cụ SWOT nào hoạt động theo mô hình khoa học đúng nghĩa.
Vậy nên, để có thể hạn chế được những nhược điểm này. Thì bạn cần tập hợp ý kiến từ nhiều góc nhìn nhất có thể và cập nhật thông tin từ doanh nghiệp và thị trường một cách liên tục. Từ đó, bảng phân tích Swot của bạn mới có thể hoạt động được hiệu quả, việc xây dựng chiến lược từ đó cũng trở nên thành công hơn.
-
Phải trung thực: Khi phân tích SWOT, bạn phải nhìn nhận vấn đề và phân tích một cách trung thực. Nếu bạn thiên vị cho điểm mạnh và ngó lơ các điểm yếu, hay thậm chí là ngược lại thì mọi vấn đề sẽ có thể sai lệch. Cuối cùng thì các chiến lược của bạn sẽ gặp khá nhiều vấn đề phải xử lý về sau.
-
Phải đánh giá thật cụ thể: Các phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức chỉ trở nên hiệu quả nếu doanh nghiệp có đủ dữ liệu để nhìn nhận và đánh giá một cách xác thực. Khi tiến hành phân tích, doanh nghiệp nên bám sát vào các điều kiện thực tế của thị trường, khách hàng và cả những xu hướng khác thay vì chỉ là đưa ra các nhận định chủ quan từ phía cá nhân.
Không có phương pháp nào là phù hợp với hầu hết toàn bộ doanh nghiệp. Nếu bạn chưa tìm được giải pháp để xây dựng chiến lược kinh doanh hoặc marketing cho doanh nghiệp thì nên tham khảo và thử một lần với SWOT xem sao. Có thể phương pháp này sẽ giúp ích được cho bạn.
Kết luận
Bài viết trên mình đã phân tích SWOT là gì giúp các doanh nghiệp có một cái nhìn rõ về mục tiêu của mình cũng như các yếu tố trong và ngoài có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực với mục tiêu mà bạn đề ra. Từ đó đưa ra những chiến lược marketing phù hợp giúp tăng thu hút khách hàng và tỷ lệ chuyển đổi. Hy vọng với những chia sẻ của mình sẽ giúp cho các bạn có thêm thông tin, kiến thức mới về mô hình này.
Nếu bạn cần tìm đơn vị set up, hỗ trợ marketing tổng thể, chạy quảng cáo – PR thương hiệu khắp các nền tảng thì liên hệ ngay với X3Sales. Chúng tôi là đơn vị agency có 8 năm kinh nghiệm triển khai nhiều dự an với nhỏ. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ tận tình nhất
-
Hotline (Sales): 0947.861.399
-
Hotline (Kỹ thuật): 0949.861.399
-
Mail: Support@x3sales.vn
-
Trụ sở chính: Số 9, ngõ 7 đường Lê Đức Thọ, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
-
Fanpage: https://www.facebook.com/x3sales/
Để lại bình luận của bạn