Kiến thức Digital Marketing

30 thuật ngữ trong Marketing quan trọng mà newbie cần nắm rõ

Bạn đang tìm hiểu về marketing? Bạn mong muốn trở thành một marketer? Vậy bạn đã biết bao nhiêu thuật ngữ trong Marketing căn bản? Nếu bạn đang bị “tẩu hoả nhập ma” giữa vô số thuật ngữ trong lĩnh vực này liên quan đến thương hiệu. Nếu không hiểu rõ về khái niệm của các thuật ngữ quan trọng này bạn sẽ gặp khó khăn trong học tập và công việc. Đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu về 30 thuật ngữ trong marketing mà newbie phải nắm rõ nhé.

Advertising (Quảng cáo)

Là một công cụ đắc lực nhất trong Marketing Advertising với mục tiêu gửi đến khách hàng những thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải, nhằm thu hút sự chú ý và đi vào tâm trí rồi từ đó thúc đẩy họ mua sản phẩm.

Backlink

Backlink có lẽ là thuật ngữ không quá xa lạ với các Digital Marketers. Được coi là một trong những thủ thuật hỗ trợ hiệu quả cho các SEOers đẩy top tim kiếm, backlink hiện nay vẫn đóng một phần quan trong trong các chiến dịch tiếp thị tìm kiếm.
Thuật ngữ này được hiểu là những liên kết được gắn trên các website khác (diễn đàn, forum, website, blog, mạng xã hội,…), những liên kết này được dẫn về website của bạn. Đặt backlink cũng là cách hiệu quả để tăng xếp hạng tìm kiếm cho trang web. Với những người làm SEO, việc có nhiều backlink chất lượng, được trỏ từ nhiều website chất lượng khác thì càng có cơ hội được lên TOP tìm kiếm.

Brand awareness (Nhận diện thương hiệu chính)

Brand Awareness là một yếu tố cơ bản giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng, giới thiệu các sản phẩm hoặc dịch vụ mới và xây dựng thương hiệu cho tổ chức của bạn. Đồng thời, nó đóng vai trò quan trọng trong việc phân biệt doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh, thu hút và duy trì sự trung thành của khách hàng.
Brand Awareness có tác dụng tạo sự nhận biết và tạo dựng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Nó giúp tạo ra sự gắn kết và nhận thức về giá trị mà doanh nghiệp mang đến. Điều này giúp tăng cường khả năng thu hút khách hàng, tạo ra sự phân biệt và khác biệt so với các đối thủ trong ngành.

Brand Audit

Khái niệm “Brand Audit” kết hợp hai thuật ngữ là “Brand” (thương hiệu) và “Audit” (được áp dụng trong lĩnh vực kiểm toán, bao gồm kiểm tra, đánh giá và kiểm toán) để chỉ một quy trình nghiên cứu, phân tích và đánh giá vị trí của các sản phẩm hoặc thương hiệu trên thị trường.
Đồng thời, Brand Audit mang lại cái nhìn toàn diện từ tổng thể đến chi tiết về thương hiệu, bao gồm cách khách hàng đánh giá thương hiệu, nhận thức về thương hiệu và định vị của thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh.

Copywriter (Copywriter)

Copywriter là chức danh của người viết nội dung quảng cáo trong agency. Khái niệm này xuất phát từ quảng cáo truyền thống (trước khi quảng cáo digital ra đời, người ta dùng từ “copy” để chỉ nội dung quảng cáo, người viết copy gọi là copywriter).
Thời đó các nền tảng để copywriter múa bút gồm: kịch bản TVC, radio, copy cho OOH (billboard, poster ngoài trời,…), copy bao bì (packaging), copy POSM (standee, leaflet, booth, hanger…), copy cho print ads (quảng cáo báo, tạp chí,…). Level cao hơn sẽ là brand tagline, campaign tagline, manifesto, proposal,… Thường các lò đào tạo copywriter chất lượng đến từ các global agency kì cựu: Ogilvy, Dentsu, Saatchi Saatchi, Leo Burnet, JWT,…

Content writer

Sau này khi digital phát triển, các sân chơi cho người viết quảng cáo bắt đầu mở rộng hơn rất nhiều: social post, nội dung app (push message, app banner,…), bài website, kịch bản quảng cáo video (livestream, Youtube ads, Tiktok ads, FB/Insta story ads,…), GDN, seeding, …
Level cao sẽ là content plan, communication plan trên các kênh digital. Và chức danh content writer xuất hiện, ý chỉ những người viết nội dung cho các platform kỹ thuật số kể trên, và thường xuất phát từ các local agency nhanh nhạy với thời cuộc.

Digital marketing (Marketing điện tử/ Marketing công nghệ số)

Là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử và Internet.

Ecommerce

Là hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua Internet. Nó bao gồm việc thực hiện giao dịch thương mại điện tử, bao gồm quảng cáo, mua sắm trực tuyến, trao đổi dữ liệu tài chính và thông tin sản phẩm giữa các bên tham gia qua các nền tảng điện tử.
Ecommerce đã thay đổi cách mà người tiêu dùng và doanh nghiệp tiếp cận và thực hiện các giao dịch mua bán. Thay vì phải đến cửa hàng vật lý, người tiêu dùng có thể mua hàng từ bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào thông qua một trang web bán hàng trực tuyến hoặc ứng dụng di động. Các giao dịch thanh toán thường được thực hiện qua các phương thức tài chính điện tử, như thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng, ví điện tử, hay các dịch vụ thanh toán trực tuyến khác.

Economic environment (Môi trường kinh tế)

Là một tập hợp nhiều yếu tố có ảnh hưởng sâu rộng và theo những chiều hướng khác nhau đến hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

Full-stack

Thuật ngữ “Full-stack” xuất phát từ lĩnh vực lập trình, ám chỉ những nhà phát triển có kiến thức và kỹ năng đa dạng để đảm nhiệm nhiều lĩnh vực khác nhau. Tương tự, Full-stack Digital Marketer là người có khả năng làm việc trên một phạm vi rộng trong lĩnh vực Digital Marketing, bao gồm mạng xã hội, SEO, Google Ads và lập kế hoạch truyền thông trực tuyến.
Tuy nhiên, điểm khác biệt của Full-stack Digital Marketer nằm ở kiến thức tổng quát và khả năng thực hiện, không chỉ dừng lại ở mức độ lý thuyết. Một Full-stack Digital Marketer không cần phải là chuyên gia trong mọi lĩnh vực, nhưng họ sẽ có đủ kiến thức và kinh nghiệm để thực hiện công việc một cách tốt nhất.

4P

Product (Sản phẩm) – Price (Giá) – Place (Kênh phân phối) – Promotion (Xúc tiến bán).

Gatekeeper (Nhân viên bán hàng, nhân viên tư vấn,…)

Là “người gác cổng” của thương hiệu tại điểm tiếp xúc với khách hàng.

Inbound Marketing

Là một phương thức tiếp cận khách hàng, thông qua việc tạo và chia sẻ nội dung hữu ích cho cộng đồng từ đó tiếp cận và thu hút khách hàng.

KOLs

Viết tắt của Key Opinion Leader, tức người dẫn dắt quan điểm, họ là một người hoặc nhóm người có tầm ảnh hưởng đến cộng đồng và có kiến thức chuyên môn cao trong lĩnh vực, ngành nghề mà họ đang hoạt động.

Landing page

Một trang web đơn có nội dung nhất định được sử dụng cho các chiến dịch marketing hoặc quảng cáo.

Marketing

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau nhưng nói một cách khái quát và dễ hiểu nó bao gồm tất cả các hoạt động của doanh nghiệp nhằm hướng đến thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách tối ưu

Need (Nhu cầu)

Đây là một khái niệm nền tảng của Marketing.

Observation (Quan sát)

Một kĩ năng đặc biệt quan trọng mà các Marketer phải trau dồi. Vì Marketing là làm việc với thị trường nên nếu mà bạn không “quan sát” và nhạy bén với những thay đổi của đời sống, kinh tế, xã hội thì rất khó để tạo ra những chiến lược Marketing vip pro đó.

Persona (Hình mẫu giả định)

Hình mẫu giả định đại diện cho chân dung khách hàng lý tưởng của nhãn hàng

Product (Sản phẩm)

Là tất cả những gì có thể thỏa mãn nhu cầu, được cung ứng cho thị trường nhằm tạo sự chú ý, mua hay tiêu dùng. Sản phẩm gồm 2 loại: sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình. Ví dụ:
  • Sản phẩm hữu hình: Tủ lạnh, quần áo, đồ ăn,…
  • Sản phẩm vô hình: Chế độ bảo hành sau mua, dịch vụ tư vấn khách hàng,…

Research

Nghiên cứu (thị trường) – Bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình Marketing. Các cụ ta vẫn có câu “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”, việc nghiên cứu thị trường thực chất chính là tìm hiểu để “hiểu người” và “hiểu mình”, thông qua đó đưa ra những chiến lược Marketing đúng đắn.

Segment

Phân khúc thị trường chính việc doanh nghiệp chia nhỏ thị trường ra thành những phân nhỏ hơn, để dễ nhận biết, nắm bắt và đáp ứng hiệu quả hơn nhóm khách hàng mà mình phục vụ.

Social media

Được sử dụng để chỉ các nền tảng trực tuyến và ứng dụng mạng xã hội, nơi người dùng có thể tạo, chia sẻ, và trao đổi thông tin, nội dung và ý kiến với nhau. Đây là một hình thức giao tiếp và tương tác trực tuyến thông qua các công nghệ và nền tảng trực tuyến, như mạng xã hội, diễn đàn, blog, trang web chia sẻ video và hình ảnh, và nhiều ứng dụng di động khác.
Social media cho phép người dùng tạo hồ sơ cá nhân, kết nối với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, và tham gia vào các cộng đồng quan tâm chung. Người dùng có thể chia sẻ thông tin cá nhân, bài viết, hình ảnh, video, và tham gia vào các cuộc trò chuyện, nhóm thảo luận, sự kiện trực tuyến và nhiều hoạt động khác trên nền tảng này.

Target Market (Thị trường mục tiêu)

Hãy tưởng tượng bạn là một ngư dân chuyên nghiệp, vậy giữa đại dương bao la như thế bạn sẽ chọn đánh bắt ở khu vực nào tiềm năng để có thể thu mẻ cá lớn ? Việc lựa chọn thị trường trường mục tiêu cũng tương tự như việc bạn lựa chọn khu vực đánh bắt nào vậy đó.

Value Proposition (Giá trị đề xuất)

Hay còn được còn được biết đến là tuyên ngôn giá trị của thương hiệu. Nói một cách dễ hiểu nó trả lời cho câu hỏi tại sao bạn phải mua sản phẩm của tôi mà không phải của người khác.

WOM (Word of Mouth)

“Marketing truyền miệng – khái niệm khá quen thuộc trong truyền thông Marketing. Đây là hình thức truyền miệng từ người này sang người khác về dịch vụ/sản phẩm mà họ đã từng sử dụng qua và hoàn toàn không có sự tác động của quảng cáo. Tuy nhiên, WOM không chỉ dừng lại ở việc trò chuyện trực tiếp mà ở thời đại 4.0, nó được xem như hình thức Marketing thông qua việc tương tác trên mạng xã hội như: like, share, comment…”

Kết luận

Bài viết trên đây mình đã cung cấp cho các bạn 30 thuật ngữ trong Marketing mà newbie phải nắm rõ. Hy vọng với những chia sẻ của mình sẽ giúp ích cho các bạn trong việc tìm hiểu về lĩnh vực này.
5/5 - (100 bình chọn)
Xem thêm  TOP 8 công ty Digital Marketing số 1 tại Việt Nam

Author

Hòa Hợp

Mình là Hòa Hợp - Hiện tại đang phụ trách Content Marketing tại X3Sales. Với 3 năm kinh nghiệm triển khai nhiều chiến dịch Google Ads. Mình mong rằng những trải nghiệm thực chiến tại X3Sales là kinh nghiệm hữu ích cho độc giả

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhiều người quan tâm
x
Contact Me on Zalo