Kiến thức Google Ads

15 chiến thuật tối ưu Google Shopping giúp tăng lợi nhuận

Bạn đang triển khai chiến dịch quảng cáo mua sắm nhưng gặp khó khăn trong việc tối ưu Google Shopping? Covid 19 đã làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng trực tuyến chỉ trong vào tháng khía cho ngành thương mại điện đang bùng nổ trở thành TOP 1 trong lĩnh vực kinh doanh. Shopee, Tiki, Lazada thậm chí cả Tiktok shop đang chiếm lĩnh thị trường, vì vậy để cạnh tranh với các ứng dụng này quảng cáo Google cần phải cải tiến, đổi mới để theo kịp xu hướng thị trường.
Google Mua sắm chiếm 65% tổng số nhấp chuột trên Google Ads, vì vậy bạn nên tận dụng Google Shopping để quảng bá sản phẩm tới khách hàng. Để chiến dịch quảng cáo đạt hiệu quả tối đa bạn cần tối ưu công cụ. Ở bài viết này mình sẽ đưa ra 15 chiến thuật tối ưu Google Shopping giúp tăng lợi nhuận tối đa.

Tối ưu nguồn cấp dữ liệu – Chiến thuật tối ưu Google Shopping

Chiến dịch Google Shopping được thúc đẩy bởi dữ liệu, quảng cáo của bạn sẽ được tạo từ nguồn cấp dữ liệu bạn cung cấp cho Google Merchant Center. Việc cung cấp nguồn cấp dữ liệu phù hợp rất quan trọng để chiến lược chiến dịch của bạn đạt hiệu quả cao.
Để tối ưu Google Shopping trước tiên các bạn cần tối ưu nguồn cấp dữ liệu vì đây là nơi Google sẽ trực tiếp lấy dữ liệu sản phẩm để hiển thị quảng cáo. Nếu bạn giúp Google “đọc” thông tin một cách dễ dàng thì quảng cáo sẽ hiển thị đúng với tệp khách hàng. Có một số thuộc tính trong nguồn cấp dữ liệu cần được ưu tiên tập trung tối ưu.

Tiêu đề và mô tả sản phẩm

Song song với hình ảnh sản phẩm thì tiêu đề là phần quan trọng nhất thu hút lượt click của khách hàng. Tiêu đề sản phẩm cần chứa từ khoá chính hoặc có thể sử dụng thêm các ký tự đặc biệt Google Ads để giúp nổi bật.
15 chiến thuật tối ưu Google Shopping giúp tăng lợi nhuận
Tối ưu tiêu đề và mô tả sản phẩm
Hiệu suất quảng cáo liên quan trực tiếp đến chất lượng của dòng tiêu đề và nội dung mô tả trong nguồn cấp dữ liệu:
  • Sử dụng từ khóa có liên quan để mọi người có thể tìm thấy sản phẩm của bạn khi họ tìm kiếm chúng trên Google;
  • Sử dụng nhãn hiệu và các thông số có ý nghĩa quan trọng để lựa chọn làm tên sản phẩm;
  • Đặt từ khóa chính ở đầu tiêu đề;
  • Không “nhồi nhét” nhiều từ khoá, viết ngắn gọn, trọng tâm.
SERP của Google Shopping hiển thị 145-180 ký tự trong mô tả của bạn. Một mô tả sản phẩm đặc biệt sẽ thu hút khách hàng, đồng thời dẫn họ mua hàng của bạn. Họ mang lại nhiều khách hàng hơn và điều đó giúp tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm của bạn. Dưới đây là một số lời khuyên khi tối ưu tiêu đề:
  • Viết mô tả sản phẩm ngắn gọn và rõ ràng;
  • Đưa thông tin quan trọng vào đầu;
  • Ghi nhãn hiệu, loại sản phẩm (ví dụ: Laptop Dell Latitude 7310);
  • Luôn bao gồm kích thước, hình dạng, chất liệu, thiết kế, thông số kỹ thuật và các tính năng đặc biệt;
  • Tìm đúng từ khóa cho phép danh sách hiển thị trong các tìm kiếm có liên quan.

Hình ảnh nổi bật

Một thành phần quan trọng của trang sản phẩm là hình ảnh nổi bật hiển thị sản phẩm của bạn. Đây là điều đầu tiên người mua nhìn thấy. Giả sử nguồn cấp dữ liệu của bạn trông như thế nào khi không có hình ảnh hoặc với hình ảnh có pixel, thiếu sáng.
15 chiến thuật tối ưu Google Shopping giúp tăng lợi nhuận
Tối ưu hình ảnh
Có tới 82% người mua hàng trả lời rằng họ sẽ nhấp vào bất kỳ quảng cáo nào nếu hình ảnh đó được chụp khi đang sử dụng sản phẩm. Nhìn chung hình ảnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút khách hàng. Bạn có thể thay đổi hình ảnh sau 30 ngày nhưng giữ nguyên các yếu tố khác trong chiến dịch.
Ví dụ: Nếu bạn đang kinh doanh đồng hồ đeo tay. Bạn có thể chụp ảnh đeo đồng hồ khi phối với các trang phục công sở, thể thao, trang phục tự do để khách hàng dễ hình dung hơn về sản phẩm.
Google Shopping đưa ra nhiều quy định về hình ảnh đăng tải để có chất lượng cao: sản phẩm cần chiếm 75% đến 90% với tỷ lệ khung hình, nền cần có tông màu sáng. Nếu các trường hợp Google từ chối hình ảnh sản phẩm mà bạn đã tải lên nguồn cấp dữ liệu thì họ sẽ cho bạn biết lý do vì sao cũng như điều kiện cần thay đổi hình ảnh, xác minh lại. Bạn cần để ý tới thông báo cảnh báo trong bảng điều khiển, bạn sẽ nhanh chóng khắc phục sự cố kịp thời.
Dưới đây là một số lưu ý về hình ảnh sản phẩm:
  • Hình ảnh phải sắc nét, căn giữa đẹp, nền rõ, trắng hoặc sáng và không có bóng;
  • Thêm URL vào hình ảnh sản phẩm có đặc điểm image link [image_link];
  • Sử dụng các định dạng hình ảnh JPEG (.jpg/.jpeg), WebP (.webp), PNG (.png), GIF (.gif), BMP (.bmp) và TIFF (.tif/.tiff);
  • Không sử dụng tệp hình ảnh lớn hơn 16 MB.

Danh mục và loại sản phẩm

Google cung cấp hơn 7000 danh mục sản phẩm lồng vào nhau gọi là Phân loại sản phẩm. Việc đưa các danh mục này vào nguồn cấp dữ liệu sẽ giúp bạn hiển thị trong các tìm kiếm được lọc và cung cấp cho Google thêm thông tin sản phẩm. (Bạn có thể tải danh mục sản phẩm Google TẠI ĐÂY)
Tối ưu danh mục bằng cách:
  • Xác định danh mục sản phẩm của Google bằng thuộc tính loại sản phẩm [product_type];
  • Bao gồm một danh mục phù hợp nhất cho sản phẩm của bạn.
  • Loại sản phẩm phải chứa tối đa 750 ký tự.
Đây cũng là một phần quan trọng của việc tối ưu sản phẩm. Nó không hiển thị sản phẩm cho người dùng nhưng có thể giúp bạn tăng kết quả tìm kiếm về sản phẩm trong kết quả tìm kiếm Mua sắm. Hãy phân loại sản phẩm của bạn một cách chính xác nhất có thể vì đây là cơ hội tuyệt vời để bạn tăng mức độ liên quan.

Tình trạng tồn kho

Ở đây chúng ta đang nói về Tính sẵn có của hàng tồn kho. Dựa trên số lượng sản phẩm trong kho, quảng cáo sẽ phản ánh trạng thái sản phẩm của bạn với người dùng. Để cập nhật tình trạng hàng, bạn cần:
  • Thêm giá trị hàng tồn kho hoặc sản phẩm còn thiếu vào nguồn cấp dữ liệu tương ứng;
  • Điều chỉnh dữ liệu và số lượng có sẵn trong nguồn cấp dữ liệu của bạn;
  • Hãy chắc chắn rằng tài khoản cho phép số lượng có hạn.
Tùy thuộc vào số lượng sản phẩm bạn có trong kho, sản phẩm đó có sẵn cho người dùng hay không và trạng thái sản phẩm của bạn trong cửa hàng được phản ánh chính xác như thế nào sẽ phụ thuộc vào sự quan tâm của người dùng đối với sản phẩm của bạn. Thông tin chính xác thúc đẩy lưu lượng truy cập đến cửa hàng của bạn.

Sử dụng đánh giá và xếp hạng sản phẩm

Xếp hạng người bán trên Google tốt nhất từ 4.7* đến 5*. Trước khi có thể tối ưu xếp hạng người bán trên Google bạn cần đảm bảo rằng sản phẩm đã hiển thị trong danh sách cửa hàng. Theo Google Shopping, thương hiệu của bạn cần ít nhất 50 đánh giá trong 12 tháng. Bạn có thể nhờ người thân, bạn bè đánh giá hoặc tự đánh giá, hoặc thuê dịch vụ bên ngoài.
Khi sản phẩm của bạn có đánh giá và xếp hạng tốt, nó có thể thu hút sự quan tâm của khách hàng và tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Nhiều nghiên cứu cho rằng sản phẩm của bạn có nhiều lượt xếp hạng và đánh giá tốt thì CTR tăng 17%. Hơn 88% người tiêu dùng tin tưởng một sản phẩm hoặc thương hiệu dựa trên xếp hạng và đánh giá do khách hàng khác đăng. Khách hàng thường tin tưởng vào ý kiến của người dùng khác và đánh giá sản phẩm trước khi quyết định mua hàng. Do đó, việc sử dụng đánh giá và xếp hạng sản phẩm có thể tăng khả năng chuyển đổi và tăng lợi nhuận của bạn.
Hơn nữa, việc sử dụng đánh giá và xếp hạng sản phẩm cũng giúp bạn có cái nhìn tổng quan về chất lượng và hiệu suất của sản phẩm. Nếu có những đánh giá không tốt, bạn có thể sử dụng thông tin này để cải thiện sản phẩm và dịch vụ của mình, từ đó nâng cao sự hài lòng của khách hàng và cải thiện kết quả kinh doanh.

Tối ưu một số nguồn cấp dữ liệu khác

Dẫu biết rằng TMĐT đang cạnh tranh rất khốc liệt trên thị trường, với việc tối ưu hình ảnh, giá bán hay tiêu đề sản phẩm thường chưa đủ độ “mạnh” để quảng cáo thành công. Vì vậy để nổi bật, bạn cần làm phong phú nguồn cấp dữ liệu bằng các thuộc tính bổ sung như sau.
Giá bán: Có đến 70% khách hàng quyết định mua hàng dựa vào giá bán. Vì vậy việc đưa ra mức giá phù hợp rất quan trọng ảnh hưởng đến chiến dịch quảng cáo. Đặc biệt nếu bạn đưa ra chính sách giảm giá, chiết khấu chắc chắn sẽ thu hút khách hàng hơn.
Màu sắc: Màu sắc sản phẩm rất quan trọng vì nhiều người mua hàng dựa trên những sản phẩm có mô tả màu sắc cụ thể. Với các sản phẩm quần áo, phụ kiện thời trang, nội thất,… thì việc thêm màu sắc gần như là bắt buộc. Tránh sử dụng “full màu” làm mô tả vì quả thực màu là vô số không thể đếm được. Bạn cần liệt kê các màu cụ thể chẳng hạn như đỏ, xanh, vnàg, trắng, đen,…
Kích cỡ: Tính nhất quán là chìa khóa khi nói đến kích thước. Việc ghi rõ kích cỡ cũng rất quan trọng khi mua sắm trực tuyến. Google đôi khi còn nêu bật thuộc tính này trong Google Shopping. Ví dụ: nếu trang đích liệt kê các kích thước là “Nhỏ, Trung bình và Lớn” thay vì “S, M, L”, hãy đảm bảo các thuộc tính nguồn cấp dữ liệu liệt kê giống nhau. Vì vậy bạn nên thêm kích thước cho từng sản phẩm trong nguồn cấp dữ liệu nếu có liên quan.
Giới tính: Cẩn thận khi liệt kê “giới tính” cho sản phẩm thời trang. Sản phẩm màu hồng không có nghĩa là sản phẩm được thiết kế dành riêng cho phụ nữ. Thông thường tốt nhất tránh phân loại hoàn toàn giới tính, trừ khi sản phẩm dành cho một giới tính cụ thể vì lý do khác. Quảng cáo giới thiệu thêm các sản phẩm unisex giúp thu hút lượt click và tăng thêm doanh số bán hàng.

Loại trừ những sản phẩm không mang lại doanh thu

Khi chạy Google Shopping, loại trừ những sản phẩm không mang lại doanh thu có thể là một chiến thuật tối ưu quan trọng. Tất cả những gì bạn cần làm là loại khỏi chiến dịch với việc sửa giá thầu -> đánh dấu những sản phẩm này bị loại trừ.
Bằng cách tập trung vào những sản phẩm có hiệu suất cao và loại bỏ những sản phẩm không hiệu quả, bạn có thể tăng khả năng tối ưu hóa chiến dịch và tăng lợi nhuận của mình. Việc loại bỏ những sản phẩm không mang lại doanh thu cũng giúp tối giản hóa quản lý và tập trung nguồn lực vào những sản phẩm có khả năng bán hàng tốt hơn.

Điều chỉnh giá thầu

Ở cấp nhóm quảng cáo hoặc chiến dịch, bạn có thể điều chỉnh giá thầu trên thiết bị của mình dựa trên hiệu suất của chúng. Bạn nên theo dõi ROAS Google Ads trong khi tối ưu Google Shopping. Điều này giúp bạn tối ưu hiệu quả các chiến lược mang lại lợi nhuận lớn nhất cho doanh nghiệp của mình. Bạn có thể nhận báo cáo này ở cấp chiến dịch hoặc nhóm quảng cáo bằng cách chọn “Tuỳ chọn thiết bị” trong Điều hướng.
Điều chỉnh giá thầu là một quá trình liên tục và đòi hỏi sự theo dõi và phân tích kết quả. Khi điều chỉnh giá thầu bạn cần cân nhắc các yếu tố: mức độ cạnh tranh, lợi nhuận, mục tiêu. Nếu bạn muốn tăng khả năng hiển thị của sản phẩm và thu hút khách hàng thì việc đấu thầu từ khoá Google chắc chắn sẽ hữu ích. Tuy nhiên bạn cần đảm bảo giá thầu ở mức hợp lý để đảm bảo lợi nhuận sau khi tính toán các chi phí khác.

Thử nghiệm A/B – Chiến thuật tối ưu Google Shopping

Ngay cả khi bạn đã nghiên cứu về khách hàng kỹ càng nhưng bạn cũng không thể biết được hình ảnh nào sẽ thu hút sự chú ý của họ và hình ảnh nào chưa đạt tiêu chuẩn. Vì vậy để tìm ra hình ảnh hoạt động tốt nhất bạn cần thử nghiệm A/B. Hãy thử các biến thể hình ảnh khác nhau và sau đó phân tích kết quả. Với cách này bạn có thể điều chỉnh hình ảnh và cải thiện hiệu suất quảng cáo của mình. Tuyệt đối không nên “đoán mò” bất cứ hình ảnh nào.
Ngoài ra thử nghiệm A/B có thể áp dụng cho nhiều yếu tố trong Google Shopping khác bao gồm mô tả, giá cả, từ khoá và nhiều yếu tố khác. Bằng cách tạo ra các phiên bản khác nhau của các yếu tố này và so sánh hiệu qủa giữa chúng, bạn có thể xác định những thay đổi nào cần được áp dụng để tối ưu Google Shopping.
Qua quá trình thử nghiệm A/B bạn có thể tìm ra những yếu tố nào thu hút khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi và tối đa lợi nhuận. Đồng thời thử nghiệm A/B cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về hành vì và sở thích của khách hàng, từ đó điều chỉnh chiến dịch theo hướng hiệu quả hơn.

Liên kết tài khoản Google Merchant Center với Google Ads

Để truy cập nguồn cấp dữ liệu sản phẩm bạn cần phải liên kết với tài khoản Google Merchant Center. Đây là công cụ được sử dụng miễn phí cho phép người dùng tải lên thông tin sản phẩm như: tiêu đề, mô tả, giá cả, hình ảnh và bổ sung thêm
  • Điều kiện hoàn trả
  • Phí giao hàng
  • Sự chậm trễ giao hàng
  • Logo
  • Thông tin doanh nghiệp
  • Tối ưu hóa tự động
Để bắt đầu, hãy tạo tài khoản và làm theo hướng dẫn để thiết lập. Sau khi đăng ký và xác minh trang web bạn có thể bắt đầu tải nguồn cấp dữ liệu sản phẩm lên. Để tải dữ liệu sản phẩm, bạn cần làm theo các bước như sau: Tới trang Tổng quan -> Nhấp vào Tab Sản phẩm -> “Thêm sản phẩm”

Sử dụng Tiện ích mở rộng quảng cáo

Tiện ích mở rộng quảng cáo khá hiệu quả trong việc thúc đẩy CTR Google Ads và tỷ lệ chuyển đổi. Google Shopping có 2 loại tiện ích mở rộng:
  • Các Chương trình Google Merchant Center: Bạn nên tận dụng tiện ích này trong các sự kiện lớn của năm như Tết Nguyên Đán, Noel, Tết Dương lịch hoặc các ưu đãi theo mùa. Điều này có thể được thực hiện với sự trợ giúp của Xúc tiến bán hàng. Nó cho phép bạn thêm các thông báo hấp dẫn trực quan mà khi được nhấp vào sẽ mở ra một hộp thoại khác hiển thị ưu đãi duy nhất
  • Tiện ích mở rộng tự động: Tiện ích mở rộng tự động có các mẫu mặc định mà bạn có thể tuỳ chỉnh theo yêu của mình. Vi dụ: Bạn có thể sử dụng tiện ích “giao hàng miễn phí”, “chính sách đổi trả trong 30 ngày” để thêm tính độc đáo cho quảng cáo của mình. Điều này giúp thu hút khách hàng nhấp vào quảng cáo hiệu quả

Thêm từ khoá phủ định – Chiến thuật tối ưu Google Shopping

Mình thực sự khuyên bạn nên thường xuyên thêm các từ khoá phủ định vào chiến dịch Google Shopping. Vì công cụ này tự động lấy các từ khoá liên quan từ tiêu đề và mô tả nên bạn hãy kiểm tra các từ khoá mà sản phẩm đang xếp hạng. Từ khoá phủ định giúp ngăn chặn quảng cáo hiển thị trong các cụm từ tìm kiếm không liên quan đến sản phẩm của bạn. Vì vậy bạn cần xem cụm từ tìm kiếm nào thúc đẩy lưu lượng truy cập đến trang web để tìm ra các từ khoá phủ định phù hợp.
Để xác định những từ khóa phủ định không liên quan đó, bạn phải theo dõi báo cáo truy vấn tìm kiếm của mình thường xuyên. Nếu bạn muốn quảng cáo của mình chỉ hiển thị cho các từ khóa có liên quan thì từ khóa phủ định đóng vai trò quan trọng. Bạn có thể sử dụng công cụ nghiên cứu từ khoá Google Keyword Planner để lên bộ từ khoá phủ định.
Từ khóa phủ định có thể dẫn đến giảm điểm chất lượng của quảng cáo hoặc khiến bạn phải trả tiền một cách không cần thiết cho các nhấp chuột không được nhắm mục tiêu. Việc triển khai chiến lược từ khóa phủ định có thể tăng điểm chất lượng khi CTR của quảng cáo của bạn tăng lên và cũng tiết kiệm rất nhiều tiền bằng cách loại bỏ các nhấp chuột không mong muốn.

Tạo chiến lược Remarketing

Nôm na một cách dễ hiểu là chiến lược Remarketing đề cập đến hoạt động nhắm mục tiêu khách hàng trước đó đến cửa hàng nhưng họ nhanh chóng rời đi mà chưa thực hiện hành động. Vì vậy lúc này bạn cần triển khai remarketing để nhức nhở họ về sản phẩm của mình. Chiến dịch này được khuyến khích để tăng tỷ lệ chuyển đổi.
  • Dynamic Remarketing: Với Tiếp thị lại động Google bạn có thể nhắm mục tiêu đến những khách truy cập trước đó và phân phối quảng cáo cho họ dựa trên các trang web họ lướt. Nó sử dụng thông tin từ nguồn cấp dữ liệu của Merchant Center và tạo quảng cáo tùy chỉnh.
  • Danh sách Remarketing cho quảng cáo Google tìm kiếm/Shopping: Loại chiến lược này đang được ưa thích nhất được sử dụng cho Google Shopping trong cửa hàng Shopify. Vì danh sách remarketing không phải là một chiến dịch thực tế nên chúng có thể được lập dễ dàng. Thay vì xây dựng một chiến dịch hoàn chỉnh, người bán và nhà quảng cáo có thể sử dụng Google Ads hoặc Google Analytics cho chiến dịch của mình để gắn kết các đối tượng đã được họ xây dựng. Giờ đây, khi khách hàng đã truy cập trước đây tìm kiếm sản phẩm bạn bán, quảng cáo sẽ được hiển thị cho họ dựa trên sản phẩm họ đã xem trước đó trên trang web của bạn.

Tối ưu theo vị trí địa lý

Tỷ lệ chuyển đổi nhìn chung khác nhau đối với mỗi khách hàng tùy theo vị trí của họ. Việc tối ưu Google Shopping có thể được thực hiện bằng cách sửa đổi giá thầu theo vị trí của người dùng.
Mục đích của việc tối ưu theo vị trí địa lý là tăng khả năng hiển thị quảng cáo của bạn cho người dùng. Điều này mang lại doanh thu tối đa cho doanh nghiệp và giảm khả năng hiển thị cho những người dùng không mang lại bất kỳ lợi nhuận nào. Việc tối ưu này chỉ có thể được thực hiện ở cấp chiến dịch, không giống như điều chỉnh giá thầu thiết bị.
Bạn chỉ cần đến tab “Vị trí” trong chế độ xem chiến dịch sẽ cho bạn biết về hiệu suất theo vị trí địa lý. Nó cung cấp cho bạn ý tưởng hợp lý về hiệu suất dựa trên vị trí bạn đang nhắm mục tiêu. Nếu bạn muốn xem báo thì nhấp vào “Báo cáo địa lý” và sau đó chọn “Báo cáo vị trí người dùng”. Bây giờ bạn có thể nhấp vào từng vị trí nơi bạn có thể bắt đầu xem chi tiết hiệu suất. Nó được phân chia thành: quốc gia, tỉnh, đô thị, thị trấn/thành phố, mã bưu điện,…

Cải thiện tốc độ tải trang – Tối ưu Google Shopping

Tốc độ tải trang nhanh là một điểm cộng trong việc tối ưu Google Shopping. Trang web của bạn tải càng nhanh thì tỷ lệ thoát càng thấp. Nếu trang web tải trong vòng 1 đến 3 giây thì nhiều khả năng tỷ lệ thoát tăng 32% và mất thứ hạng trên Google. Nếu trang web tải trên 10 giây, tỷ lệ thoát sẽ tăng lên 123%. Do đó, việc tập trung vào tốc độ trang sẽ chiếm ưu thế hơn và tỷ lệ chuyển đổi cao. Nếu một trang tải rất chậm thì nó có thể mất vị trí trong kết quả tìm kiếm của Google.
Khi tối ưu trang sản phẩm, bạn có thể gặp phải tình trạng trang bị giảm tốc độ do có quá nhiều hình ảnh nặng, lỗi khi điền thông tin vào trang sản phẩm hoặc script chat. Để tránh điều này, bạn có thể sử dụng dịch vụ PageSpeed Insights .

Kết luận

Bài viết trên đây mình đã đưa 15 chiến thuật giúp tối ưu Google Shopping hiệu quả. Việc tối ưu Google Shopping đòi hỏi sự cân nhắc và theo dõi kỹ lưỡng. Bằng cách áp dụng những chiến thuật này, chúng ta có thể tìm ra những phương pháp tốt nhất để quảng bá sản phẩm, thu hút khách hàng và tối ưu quy trình mua hàng. Điều này không chỉ tăng lợi nhuận mà còn xây dựng chiến dịch hiệu quả. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức áp dụng vào thực chiến. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy comment bên dưới X3Sales sẽ giải đáp thắc mắc nhanh chóng.
5/5 - (100 bình chọn)
Xem thêm  Google Merchant Center là gì? Hướng dẫn sử dụng từ A-Z

Author

Hòa Hợp

Mình là Hòa Hợp - Hiện tại đang phụ trách Content Marketing tại X3Sales. Với 3 năm kinh nghiệm triển khai nhiều chiến dịch Google Ads. Mình mong rằng những trải nghiệm thực chiến tại X3Sales là kinh nghiệm hữu ích cho độc giả

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhiều người quan tâm
x
Contact Me on Zalo