Kiến thức Google Ads

Cách tracking địa chỉ IP truy cập vào Website bằng Google Analytics

Có lẽ ở đây có nhiều bạn đã từng gặp trường hợp bị đối thủ chơi xấu, click vào quảng cáo nhiều lần khiến ngân sách bị thâm hụt trầm trọng mà lại không ra kết quả. Lúc này bạn đang rất cần địa chỉ IP để loại bỏ nó nhưng không biết cách lấy. Bằng cách theo dõi địa chỉ IP người dùng, ta có thể xác định nguồn lưu lượng truy cập trên trang web. Bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách lấy tracking địa chỉ IP truy cập vào website bằng Google Analytics.

Tại sao cần tracking địa chỉ IP truy cập website bằng Google Analytics

Có nhiều cách để lấy địa chỉ IP của khách hàng khi truy cập vào website của bạn. Trong số đó phương pháp phổ biến và đơn giản nhất là sử dụng công cụ Google Analytics. Cách này giúp các SEOer xác định các địa chỉ IP đã truy cập vào trang web thông qua quảng cáo và xác minh lượt truy cập đó có hợp lệ hay không?
Trong quá trình triển khai quảng cáo Google một số đối thủ có thể thực hiện nhiều hành động xấu, “chơi bẩn” như: Spam vào bài quảng cáo, click nhiều lần gây lãng phí ngân sách. Hoặc đôi khi các thành viên cùng công ty có thể truy cập vào trang web với mục đích công việc như kiểm tra, xem xét lỗi dẫn đến tăng lượt truy cập nhưng không được tính là lượt truy cập từ khách hàng. Vì vậy trong tình huống này người chạy quảng cáo cần kiểm tra, phân loại các địa chỉ truy cập kịp thời.
Bằng cách tracking địa chỉ IP truy cập vào website bằng Google Analytics, người chạy quảng cáo có thể đánh giá tình hình và xác định nguyên nhân khiến lượt truy cập tăng cao. Từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp như cấm IP hoặc tạo bộ lọc IP cho các đối tượng không mong muốn.

Cách tracking địa chỉ IP truy cập vào website bằng Google Analytics

Google Analytics thu thập địa chỉ IP vì chúng cung cấp thông tin quan trọng về vị trí địa lý và lưu lượng truy cập trang web. Việc thu thập địa chỉ IP được sử dụng để xác minh danh tính người dùng và cá nhân hóa nội dung tiếp thị. Dưới đây là 7 bước tracking địa chỉ IP truy cập vào website bằng Google Analytics.

Bước 1: Lấy địa chỉ IP của những khách hàng đã truy cập

Để thu thập địa chỉ IP của những người đã truy cập vào website của bạn, có một cách đơn giản là sử dụng mã JavaScript và tích hợp nó vào Google Tag Manager (GTM). Để thực hiện việc này, bạn cần tiến hành các bước sau trên giao diện mặc định của Google Tag Manager (GTM):
  1. Đăng nhập vào Google Tag Manager và điều hướng đến mục “Thẻ” trong cột bên trái.
  2. Chọn “Thêm thẻ mới” để tạo một thẻ mới.
  3. Cấu hình thẻ bằng HTML tùy chỉnh bằng cách nhấp vào biểu tượng bút (hình bút chì) ở phía bên phải.
Copy đoạn code sau và dán vào HTML:
<script type=”application/javascript”>  function getIP(json) {  dataLayer.push({“event”:”ipEvent”,”ipAddress” : json.ip});  }  </script>  <script type=”application/javascript” src=”https://api.ipify.org?format=jsonp&callback=getIP”> </script>

Bước 2: Cài đặt Trình kích hoạt (Trigger)

Bước tiếp theo trong quy trình tracking địa chỉ IP truy cập vào website bằng Google Analytics là thiết lập trình kích hoạt (Trigger). Sau khi đã dán mã code vào thẻ trong bước trước, địa chỉ IP của người truy cập sẽ được gửi đến website thông qua dịch vụ APT của ipify.org và sau đó được đưa vào datalayer. Tuy nhiên, để tránh việc thu thập nhiều lần cùng một địa chỉ IP và truy vấn liên tục vào API của ipify, chúng ta có thể cài đặt một trình kích hoạt để chỉ thu thập địa chỉ IP một lần duy nhất (vì thay đổi địa chỉ IP xảy ra rất hiếm khi).
Để tạo một Trigger, bạn cần thực hiện các bước sau trên giao diện Google Tag Manager, trong phần “Trigger” (nằm ngay dưới phần “Thẻ”):
  1. Chọn “Tạo mới” để tạo một trình kích hoạt mới.
  2. Thiết lập trình kích hoạt mới bằng cách nhấp vào biểu tượng bút chì (hình bút) -> chọn “Một số lượt xem trang”.
  3. Điền thông tin tùy chỉnh và tên miền của website vào các trường cần thiết.
Sau khi đã thiết lập trình kích hoạt, hãy quay lại phần “Trình kích hoạt” và nhấp vào “Gửi” để lưu cài đặt. Sau đó, bạn có thể xuất bản các thay đổi đã thực hiện.

Bước 3: Tạo Biến (Variable)

“Biến” nằm ngay dưới “Trình kích hoạt” -> chọn “Tạo mới” và nhấp vào biểu tượng bút chì để tùy chỉnh. Sau đó lựa chọn “Biến lớp dữ liệu”. Trong khung “Tên biến lớp dữ liệu”, nhập “ipAddress” như hình minh họa dưới đây.
Cách tracking địa chỉ IP truy cập vào website bằng Google Analytics
Cách tracking địa chỉ IP truy cập vào website bằng Google Analytics – Tạo Biến (Variable)
Lưu ý: Việc sử dụng chữ hoa và chữ thường trong phần này sẽ được giữ nguyên như trong bước 1 của phần “dataLayer.push”.

Bước 4: Kéo IP ra Google Analytics

Trong quy trình tracking địa chỉ IP truy cập vào website bằng Google Analytics, bước thứ 4 nhằm tạo thẻ Universal Analytics để chuyển dữ liệu IP sang Google Analytics.
Trong phần “Trình kích hoạt” -> chọn “Mới” và nhấp vào biểu tượng bút chì -> Sau đó, lựa chọn “Sự kiện tùy chỉnh”. Trong khung “Tên sự kiện”, nhập “ipEvent” như hình minh họa dưới đây.
Cách tracking địa chỉ IP truy cập vào website bằng Google Analytics
Cách tracking địa chỉ IP truy cập vào website bằng Google Analytics – Kéo IP ra Google Analytics
Lưu ý: Hãy đảm bảo điền tên sự kiện là “ipEvent”. Đây là tên sự kiện đã được đặt trong Bước 1 của phần “dataLayer.push”.

Bước 5: Hiển thị IP trong Google Analytics

Sau 4 bước trên, để dữ liệu IP có thể hiển thị trong Google Analytics, bạn cần thực hiện một số cài đặt nhỏ. Đầu tiên, truy cập vào trang chủ của Google Analytics > Vào “Cài đặt” > Chọn tiếp “Định nghĩa tùy chỉnh”.
Cách tracking địa chỉ IP truy cập vào website bằng Google Analytics
Cách tracking địa chỉ IP truy cập vào website bằng Google Analytics – Hiển thị IP trong Google Analytics
Nhấp vào biểu tượng bánh răng (mục Cài đặt) và trong cột bên trái -> chọn “Thứ nguyên tùy chỉnh”. Sau đó, nhập “ipAddress” vào khung Tên.
Sẽ xuất hiện một bảng hiển thị các Thứ nguyên tùy chỉnh, hãy chú ý đến Thứ nguyên nào có chỉ mục là 1.

Bước 6: Thêm thẻ Universal Analytics

Hoàn thành việc tracking địa chỉ IP truy cập vào website bằng Google Analytics thì cần tạo thẻ UA để Trigger bước 4 có thể trả về dữ liệu IP và hiển thị trong Google Analytics. Thẻ UA này sẽ giúp kết nối các dữ liệu lại với nhau.
Cách tracking địa chỉ IP truy cập vào website bằng Google Analytics
Cách tracking địa chỉ IP truy cập vào website bằng Google Analytics – Thêm thẻ Universal Analytics
Trong GTM, vào phần “Thẻ” -> “Mới” -> nhấp vào biểu tượng bút chì -> chọn “Google Analytics – Universal Analytics”. Đánh dấu vào ô “Bật ghi đè” trong thẻ này, và ngay bên dưới là ô “ID theo dõi”. Để lấy ID này, làm theo các bước sau:
  1. Tại cột trái vào phần “Thông tin theo dõi” -> nhấp vào “Mã theo dõi”-> sao chép mã trong phần “ID theo dõi”. Sau khi đã nhập ID theo dõi, nhấp vào phần “Cài đặt khác” -> “Thứ nguyên tùy chỉnh” -> nhập đúng thứ nguyên tùy chỉnh có chỉ mục 1 như đã được theo dõi ở bước 5.
  2. Sau khi hoàn thành tất cả các thao tác, nhấp vào “Gửi” và sau đó “Xuất bản”.
Một số điểm cần lưu ý:
  • Giá trị của thứ nguyên tùy chỉnh phải là {{ipAddress}} như đã làm ở bước 3.
  • Kết nối thẻ này với trình kích hoạt ipEvent đã được kích hoạt ở bước 4.

Bước 7: Kiểm tra

Để xem dữ liệu IP của người dùng truy cập vào trang web của bạn, chỉ cần làm theo các bước sau:
  1. Truy cập vào mục “Hành vi” trong Google Analytics -> Chọn “Tất cả trang”
  2. Chọn ngày muốn xem dữ liệu
  3. Nhấp vào liên kết mà bạn muốn xem
  4. Chọn thứ nguyên phụ “IP Address”
Sau khi hoàn thành 7 bước tracking địa chỉ IP truy cập vào website bằng Google Analytics, bạn sẽ có thể xem dữ liệu IP của người dùng truy cập vào trang web của mình. Lưu ý rằng sau khi cài đặt, bạn phải đợi có người dùng mới truy cập vào trang web của bạn để có thể thu thập dữ liệu IP. Dữ liệu này chỉ hiển thị từ ngày cài đặt trở đi.

Các công cụ có thể theo dõi và báo cáo địa chỉ IP

Nếu bạn nhất định phải thu thập và lưu trữ dữ liệu địa chỉ IP, mình sẽ gợi ý một vài công cụ giúp bạn theo dõi và báo cáo địa chỉ IP.

Công cụ landing page

Hầu hết các công cụ trang đích sẽ hiển thị cho bạn dữ liệu địa chỉ IP cho khách truy cập. Những công cụ này thường cho phép bạn xem địa chỉ IP nào đã truy cập trang web của bạn. Bạn cũng có thể xem các sự kiện liên quan đến các IP đó như gửi biểu mẫu hoặc chọn tham gia email.

Công cụ tự động marketing

Nhiều công cụ tự động marketing sử dụng mã theo dõi JavaScript giống như Google Analytics để thu thập dữ liệu người dùng. Một vài công cụ trong số này cũng cho phép bạn xem dữ liệu địa chỉ IP của người dùng truy cập trang web.

Công cụ CRM (quản lý quan hệ khách hàng)

Nhiều công cụ CRM có khả năng theo dõi địa chỉ IP. Hệ thống CRM theo dõi IP để xem liệu khách hàng tiềm năng đã truy cập trang web của bạn hay chưa và theo dõi hoạt động của khách hàng tiềm năng đó trong cơ sở dữ liệu bán hàng của bạn.
Cách tracking địa chỉ IP truy cập vào website bằng Google Analytics
Cách tracking địa chỉ IP truy cập vào website bằng Google Analytics
Các công cụ như Drip cũng sẽ “ghi điểm” những người đăng ký email của bạn dựa trên số lượt truy cập vào trang web của bạn được liên kết với địa chỉ IP của họ.

Công cụ phân tích người dùng

Kissmetrics, Mixpanel và các hệ thống tương tự khác sẽ hiển thị cho bạn dữ liệu IP mà bạn thu thập về người dùng. Những công cụ này được thiết kế để theo dõi người dùng và có thể là giải pháp thay thế hoặc bổ sung tốt cho những gì bạn có thể thu thập trong Google Analytics.

Lưu trữ web và nhật ký

Các công cụ lưu trữ web theo dõi và lưu trữ địa chỉ IP trong nhật ký máy chủ của họ. Máy chủ web của bạn theo dõi IP để giúp bạn bảo vệ trang web của mình và cho phép bạn quản lý bảo mật trang web. Vì vậy, bạn có các tùy chọn theo dõi IP bên ngoài Google Analytics.

Kết luận

Trên đây mình đã hướng dẫn các bạn cách tracking địa chỉ IP truy cập vào website bằng Google Analytics. Với khả năng theo dõi địa chỉ IP trong GA, chúng ta có thể tận dụng thông tin này để phân tích hành vi người dùng, định hướng chiến lược marketing và cải thiện hiệu quả hoạt động trang web. Hy vọng với những kiến thức mình chia sẻ bên trên sẽ hữu ích cho bạn. Nếu có bất cứ câu hỏi nào, comment bên dưới, X3Sales sẽ giải đáp thắc mắc nhanh chóng.
5/5 - (100 bình chọn)
Xem thêm  Mọi thứ bạn cần biết về ROI chiến dịch quảng cáo Google Ads

Author

Hòa Hợp

Mình là Hòa Hợp - Hiện tại đang phụ trách Content Marketing tại X3Sales. Với 3 năm kinh nghiệm triển khai nhiều chiến dịch Google Ads. Mình mong rằng những trải nghiệm thực chiến tại X3Sales là kinh nghiệm hữu ích cho độc giả

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhiều người quan tâm
x
Contact Me on Zalo