Kiến thức Google Ads
Hướng dẫn từng bước cài đặt Google Analytics
Giả sử bạn là chủ doanh nghiệp đang kinh doanh sản phẩm trên website, bạn đặt nhiều công sức để thu hút sự chú ý của khách hàng tới trang web của bạn. Tuy nhiên nếu bạn không sử dụng các công cụ phân tích để theo dõi lưu lượng truy cập thì bạn sẽ không bao giờ biết được thông tin của khách hàng. Với các tính năng báo cáo và phân tích, Google Analytics giúp bạn tận dụng tối đa khách truy cập trang web của mình. Mình đánh giá đây là công cụ giá trị nếu bạn biết tận dụng chúng. Nếu bạn đang muốn cài đặt Google Analytics thì bài viết này mình sẽ hướng dẫn từng bước.
Google Analytics là gì và nó hoạt động như thế nào?
Google Analytics là một công cụ phân tích trang web miễn phí mà bạn có thể sử dụng để theo dõi và phân tích hiệu suất của trang web. Thông qua công cụ này bạn có thể truy cập nhiều loại dữ liệu và báo cáo về lưu lượng truy cập trang web và hành vi của khách truy cập trang web.
Để theo dõi trang web bằng Google Analytics bạn cần thêm một đoạn mã JavaScript vào các trang trên website của mình. Khi người dùng truy cập trang có đoạn code này. Code sẽ sử dụng tệp JavaScript để bắt đầu theo dõi dữ liệu và gửi dữ liệu tới Google Analytics. Khi Google Analytics đã thu thập đủ dữ liệu từ trang web của bạn, dữ liệu sẽ được đưa vào các báo cáo trong GA.
Hướng dẫn từng bước cài đặt Google Analytics
Bước 1: Tạo tài khoản Google Analytics
Truy cập Analytics: Tạo tài khoản hoặc đăng nhập vào Analytics
Liên kết trong đoạn trên đưa bạn đến trang đích của Google Analytics.
Nhấp vào nút “Bắt đầu đo lường“.
Thiết lập tài khoản
Bạn có 2 thông tin cần thực hiện ở đây:
-
Nhập tên tài khoản
-
Cài đặt dữ liệu bạn muốn chia sẻ: Nên lựa chọn cả 4 Option để có nhiều dữ liệu nhất
Nhấp vào nút “Tiếp theo”.
** Lưu ý: Một tài khoản có thể có nhiều ID theo dõi. Bạn có thể theo dõi nhiều trang web bằng một tài khoản.
Thiết lập thuộc tính
Thuộc tính là dịch vụ mà bạn đo lường, chẳng hạn như trang web, ứng dụng, liên kết,…
-
Nhập tên
-
Nhập múi giờ
-
Nhập đơn vị tiền tệ
Nhấp vào nút “Tiếp theo“.
Thêm thông tin doanh nghiệp
Analytics sử dụng thông tin để điều chỉnh trải nghiệm của bạn. Bạn cần chọn danh mục ngành và quy mô kinh doanh. Sau đó đáng dấu vào các ô về cách bạn dự định Analytics.
Nhấp vào nút “Tạo” để tiếp tục.
Chọn mục tiêu kinh doanh của bạn
Nên ưu tiên lựa chọn “Nhận báo cáo cơ sở” để có được nhiều dữ liệu nhất. Sau đó bấm “Tạo”
Thỏa thuận điều khoản dịch vụ
Đọc và hiểu các điều khoản dịch vụ.
Tích chọn vào ô GDPR và nhấp vào nút “Tôi chấp nhận” nếu bạn đồng ý.
Đăng ký Email
Đánh dấu hoặc bỏ chọn tất cả các hộp.
Nhấp vào nút “Lưu” để tiếp tục.
Bước 2: Chọn nền tảng
Chọn nền tảng mà bạn đang thu thập dữ liệu. Sau đó, nhấp vào nền tảng có liên quan để tiếp tục.
Ở ví dụ này mình đang tiếp tục với “Web” làm hướng dẫn cho bạn.
Bước 3: Thiết lập luồng dữ liệu
Nhập chi tiết luồng dữ liệu bao gồm:
-
URL đến trang web
-
Tên mà bạn muốn đặt cho luồng
-
Quyết định xem bạn có bật tính năng đo lường nâng cao hay không.
Nhấp vào nút “Tạo luồng” để tiếp tục.
Tổng quan về luồng web
Tại đây bạn có thể xem tổng quan chi tiết về luồng web.
Dưới đây là những điểm chính từ tổng quan
-
URL luồng: URL luồng là liên kết đến trang được kết nối.
-
ID phép đo: Mã đo lường là giá trị nhận dạng cho luồng dữ liệu của bạn. Nó có định dạng là G-XXXXXXX. Google Analytics 4 sử dụng Mã đo lường. Các phiên bản cũ hơn sử dụng ID theo dõi. Bạn không thể có cả hai.
-
Hướng dẫn gắn thẻ: Quyết định sử dụng Thẻ trang web toàn cầu (gtag.js) hoặc Google Tag Manager. Ở hướng dẫn này mình sẽ sử dụng thẻ Trang web toàn cầu. Cài đặt thẻ Trang web toàn cầu là cách dễ nhất và nhanh nhất để thiết lập và chạy thẻ này.
Bước 4: Thẻ toàn trang web (gtag.js)
Nhấp vào hàng “Thẻ trang web toàn cầu (gtag.js)”. Ở đây bạn có thể thấy một đoạn code. Đoạn code là một tập lệnh cho phép Google đo lường dữ liệu trên trang web của bạn. Bạn có thể thấy code đo lường ở dòng cuối cùng thứ hai trong đoạn code.
Đoạn mã
<!-- Global site tag (gtag.js) - Google Analytics --> <script async src="https://www.googletagmanager.com/gtag/js?id=G-DNJN1PF3CS"></script> <script> window.dataLayer = window.dataLayer || []; function gtag(){dataLayer.push(arguments);} gtag('js', new Date()); gtag('config', 'G-XXXXXXX'); </script>
Bước 5: Nhập đoạn mã
Sau khi thấy đoạn code thì bạn copy. Đảm bảo có đủ ID đo lường. Sau đó cần xác định vị trí thẻ <head> trong HTML của bạn. Dán đoạn code đó ngay dưới thẻ <head>.
Bạn có thể sử dụng Google Tag Manager để gắn đoạn mã này vào.
Lưu và xuất bản mã.
Bước 6: Kiểm tra xem nó có hoạt động không
Để đảm bảo bạn đã lưu và xuất bản thành công đoạn mã với ID đo lường thì bạn cần kiểm tra xem chúng có hoạt động không bằng cách mở URL trang web mà bạn đã kết nối với luồng dữ liệu -> Nhấp vào “thời gian thực” trên thanh menu bên trái. Xác nhận bạn thấy mình là người dùng đang hoạt động.
Như vậy là bạn đã kích hoạt thành công Google Analytics cho trang web của mình.
Kết nối Google Analytics với Google Search Console
Google Search Console (GSC) được coi như là công cụ “anh em” với Google Analytics. Đó là một nguồn thông tin chi tiết có liên quan đến tìm kiếm có giá trị. Tuy nhiên các báo khó đọc nếu như bạn là những newbie chưa thành thạo nền tảng này. Vì vậy bạn cần kết nối cả 2 công cụ để bạn có thể xem dữ liệu GSC ngay trong GA của minhg.
Sau khi kết nối, bạn sẽ nhận được một báo cáo trong phần “chuyển đổi”. Các báo cáo này cho bạn thấy hiệu suất của trang web trong công cụ tìm kiếm. Nếu 2 báo cáo này không được kết nối thì các báo cáo sẽ để trống.
Trước khi kết nối 2 công cụ bạn cần thiết lập tài khoản Google Search Console, sau đó làm theo các bước sau:
-
Nhấp vào “Thiết lập” -> Vào “Quản trị”
-
Trong phần “Thuộc tính” ở cột thứ 2 nhấp vào “Cài đặt thuộc tính”
-
Trong phần “Search Console” nhấp vào nút “Điều chỉnh Search Console”
-
Từ trình đơn thả xuống chọn chế độ xem Search Console muốn liên kết với tài khoản Google Analytics của bạn
-
Nhấp vào “Lưu” là hoàn thiện
Sau khi hoàn thành, dữ liệu sẽ không xuất hiện ngay lập tức. Kiểm tra lại sau để tìm thông tin chi tiết và sau đó thực hiện một số tối ưu.
** Lưu ý: Từ trình đơn thả xuống nếu như không có danh sách thả xuống thì bạn nhấp vào “thêm” để đưa bạn đến GSC. Miễn là bạn đã đăng nhập vào tài khoản có quyền truy cập vào thuộc tính của GSC. Hãy chọn tài khoản có liên quan rồi nhấp vào “Lưu”. Khi bạn nhận được cửa sổ được bật lên “Thêm liên kết”, hãy nhấp vào OK. Sau đó sẽ đưa bạn tới Google Analytics.
Google Analytics dùng để làm gì?
Google Analytics theo dõi nhiều dữ liệu về trang web và khách truy cập. Thông qua công cụ này bạn sẽ biết được:
-
Cách khách hàng đến trang web
-
Cách khách hàng tương tác với nội dung
-
Các thông tin về nhân khẩu học
-
Có bao nhiêu khách truy cập trang web của bạn và tỷ lệ chuyển đổi ra sao
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các báo báo trong Google Analytics để thực hiện những việc như:
-
Đánh giá hiệu suất của các chiến dịch marketing
-
Xác định cách các trang đang hoạt động và cách tối ưu hoá các trang
-
Quyết định xem bạn nên nhắm mục tiêu nội dung và hoạt động marketing của mình hướng tới au
-
Theo dõi tỷ lệ chuyển đổi và mua hàng
Giải đáp thắc mắc xoay quanh cài đặt Google Analytics
Ai nên sử dụng Google Analytics?
Google Analytics là một công cụ phân tích dữ liệu mạnh mẽ được phát triển bởi Google. Nó được thiết kế để phục vụ một loạt các đối tượng và mục đích khác nhau. Nhìn chung thì tất cả những người sở hữu hoặc quản lý trang web đều nên sử dụng Google Analytics. Với Google Analytics, bạn sẽ có thể thu thập thông tin quan trọng về đối tượng, hành vi của khách truy cập trên trang web của bạn, các mẫu lưu lượng truy cập,… Ngoài ra, bạn có thể truy cập và phân tích dữ liệu nhanh chóng bằng tính năng lấy mẫu dữ liệu của Google Analytics.
Tần suất Google Analytics cập nhật?
Google không nếu cụ thể về thời gian mất bao lâu để cập nhật tất cả thông tin có thể được liên kết với tài khoản của bạn. Tuy nhiên theo Google, thời gian chậm trễ nhất để thống kê dữ liệu trang web là 24 – 48h.
Sử dụng Google Analytics có mất phí không?
Google Analytics được sử dụng miễn phí. Tuy nhiên nếu bạn muốn sử dụng bản nâng cấp thì có thể chọn Google Analytics 360. Với phiên bản này bạn sẽ phải trả mức phí lên tới 150.000$/năm. Nhưng theo cá nhân mình thấy phiên bản thường cũng khá ok vì nó cũng cung cấp tất cả dữ liệu cho người dùng.
Đặt mã Google Analytics ở đâu?
Câu trả lời ngắn gọn là: trên mọi trang bạn muốn theo dõi.
ID theo dõi thuộc tính Google Analytics là gì?
ID thuộc tính trong Google Analytics là mã định danh được liên kết với tài khoản của bạn và là mã được Google Analytics sử dụng để thu thập dữ liệu trang web của bạn. Bạn có thể tìm thấy nó bằng cách vào Bảng điều khiển quản trị và chọn “Mã theo dõi”.
Kết luận
Bây giờ bạn đã biết cài đặt Google Analytics và đây cũng chính là lúc bạn thiết lập để sử dụng. Bạn có thể tiếp tục khám phá các tính năng và báo cáo phân tích mạnh mẽ trong trang web Google Analytics để hiểu rõ hơn về lưu lượng truy cập, hành vi người dùng và hiệu suất trang web của bạn. Lưu ý rằng việc cài đặt Google Analytics có thể thay đổi tùy theo nền tảng và công nghệ sử dụng. Hãy tham khảo tài liệu hướng dẫn cụ thể từ Google Analytics hoặc nhà phát triển của nền tảng của bạn để biết thêm chi tiết nhé. Chúc các bạn thực hiện thành công.
Để lại bình luận của bạn